Hội chứng dải chậu chày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng dải chậu chày là gì?

Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial Band Syndrome - IBS) là tình trạng tổn thương hay kích ứng những mô sợi tại dải chậu chày. Chấn thương này xảy ra khi bạn vận động quá mức, thường co duỗi đầu gối. Khi đó, dải chậu chày sẽ siết chặt, kích thích và viêm. Sự siết chặt này tạo ra ma sát ở đầu gối khi bạn co chân, gây đau. Đôi khi, chấn thương này còn có thể gây ra các cơn đau ở hông.

Đọc thêm

Căn bệnh này phổ biến như thế nào?

Những người thường xuyên chạy bộ, đặc biệt là người chạy đường dài rất dễ mắc hội chứng dải chậu chày. Trong các chấn thương khi chạy bộ, tỷ lệ mắc hội chứng này lên đến 12%. Ngoài ra, tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng dải chậu chày cao hơn nam giới. (1)Chấn thương này cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối thường gặp. Có khoảng 25% người trưởng thành bị đau đầu gối do hội chứng dải chậu chày.

Đọc thêm

Nguyên nhân hội chứng dải chậu chày

Khi vận động quá sức, nhất là khi tăng cường độ tập luyện quá nhanh, dải chậu chày có thể bị căng, gây viêm. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương dải chậu chày như:

Đọc thêm

Triệu chứng đau dải chậu chày

Đọc thêm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn những trường hợp mắc hội chứng dải chậu chày đều không nghiêm trọng. Chấn thương này có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và chăm sóc phù hợp. Khi những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn vài ngày, người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng can thiệp phù hợp.Ngoài ra, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng như:

Đọc thêm

Biến chứng của bệnh

Hội chứng dải chậu chày đôi khi có thể gây ra hội chứng đau khớp chè - đùi. Bạn có thể cảm thấy đau xung quanh và dưới xương bánh chè, bên cạnh các cơn đau ở đầu gối và hông.

Đọc thêm

Phương pháp chẩn đoán viêm dải chậu chày

Để kiểm tra bạn có mắc hội chứng dải chậu chày không, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, các triệu chứng và kiểm tra thể chất của người bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các bài tập nhất định để thể hiện các kiểu di chuyển, sức mạnh và sự ổn định của khớp gối. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá sự liên kết của xương chậu cùng độ chặt của dải chậu chày. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp MRI. (2)

Đọc thêm

Điều trị hội chứng dải chậu chày

Hội chứng dải chậu chày thường được điều trị bằng những phương pháp bảo tồn. Nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, người bệnh sẽ thấy triệu chứng được cải thiện sau 6 tuần.Để giúp cải thiện hội chứng dải chậu chày, người bệnh nên lưu ý những nguyên tắc điều trị như:

Đọc thêm

1. Biện pháp sơ cứu

Đọc thêm

2. Dùng thuốc

Để giảm đau và viêm tại dải chậu chày, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đường uống hoặc những loại thuốc thoa tại chỗ. Những loại thuốc đường uống phổ biến gồm ibuprofen, naproxen.Đối với các cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định tiêm steroid (cortisone) để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Thuốc được áp dụng cho giai đoạn cấp hoặc khi điều trị bằng những phương pháp khác không hiệu quả.

Đọc thêm

3. Vật lý trị liệu

Sau khi triệu chứng viêm và đau thuyên giảm, người bệnh có thể được chỉ định điều trị vật lý trị liệu.Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập thích hợp để cải thiện sức mạnh, khả năng vận động và tăng cường tính linh hoạt cho chân.Ngoài việc cải thiện cơn đau tại đầu gối và tăng cường sức mạnh của chân, các kỹ thuật viên cũng có thể sửa những lỗi cơ bản khi tập luyện, đồng thời hướng dẫn người bệnh những kỹ thuật giúp hạn chế chấn thương, căng cơ trong tương lai.

Đọc thêm

4. Phẫu thuật

Trong điều trị hội chứng dải chậu chày, phẫu thuật hiếm khi được chỉ định. Phẫu thuật thường chỉ áp dụng đối với những trường hợp cơn đau kéo dài, gây hạn chế hoạt động bình thường và đã áp dụng những biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả. (3)

Đọc thêm

Bài tập tăng sức mạnh dải chậu chày

Ngoài những biện pháp điều trị, người bệnh có thể tham khảo các bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hội chứng dải chậu chày. Bạn nên thực hiện những bài tập này để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải chấn thương, cụ thể:

Đọc thêm

1. Bài tập căng nhóm cơ mông

Đọc thêm

2. Bài tập chùng chân (lunge)

Đọc thêm

3. Bài tập với con lăn

Đọc thêm

Biện pháp phòng ngừa

Để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng dải chậu chày, cần lưu ý:

Đọc thêm

Hội chứng dải chậu chày có tự khỏi không?

Hội chứng dải chậu chày thường tự khỏi sau khi bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách. Sau vài ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn không cải thiện sau chăm sóc, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Cmp