Nếu các triệu chứng trào ngược axit dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên đi khám để được điều trị hiệu quả.
2.2. Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn do táo bón, đầy hơi
Khoảng 75% phụ nữ mang thai có thể bị táo bón vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Trong đó, việc bổ sung sắt, chế độ ăn ít chất xơ, thiếu chất lỏng và sự thay đổi hormone đều được xem là những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị táo bón. Bên cạnh đó, càng về cuối thai kỳ, tử cung càng to ra sẽ gây áp lực lên ruột và khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi tiêu.
Vì vậy, nếu bạn đang trải qua tình trạng này hoặc lo rằng mình có nguy cơ thì đừng bỏ qua một số lời khuyên sau đây để cải thiện vấn đề táo bón khi mang thai, bao gồm:
- Uống nhiều nước hơn
- Ăn các bữa nhỏ, chú ý bổ sung các loại trái cây và rau củ giàu chất xơ
- Tập thể dục đều đặn
- Nếu táo bón nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng để đi tiêu dễ dàng hơn.
2.3. Đau bụng trên khi mang thai do các vấn đề về túi mật
Việc mẹ bầu bị đau ở vùng bụng trên bên phải, dưới hoặc gần xương sườn có thể do các vấn đề ở túi mật. Nếu bà bầu bị đau bụng trên từng cơn hoặc cũng có thể đau liên tục, nôn mửa, sốt… thì nguyên nhân có thể là do bị sỏi mật. Đối với phụ nữ mang thai, nội tiết tố tăng lên có thể gây ra mức cholesterol cao hơn và làm chậm quá trình làm rỗng túi mật. Điều này dẫn đến việc hình thành sỏi trong túi mật và gây đau.
Nếu nghiêm trọng, sỏi mật có thể gây một số biến chứng như viêm túi mật, tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc viêm tụy. Điều trị sỏi mật khi mang thai thường phụ thuộc vào các triệu chứng. Nếu cơn đau không biến mất mà vẫn lặp đi lặp lại thì mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
2.4. Ứ mật thai kỳ
Các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ các hormone estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ cũng góp phần dẫn đến suy giảm bài tiết mật. Như vậy, khi gan không thể bài tiết mật đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ứ mật thai kỳ, với các triệu chứng điển hình như: