Không tính trên thế giới, mà tại Việt Nam, ước tính có hàng nghìn tấn rác bị xả thải và chưa có biện pháp xử lý mỗi ngày. Không những thế, ngày càng có nhiều các loại rác khác nhau, cần được phân loại và xử lý đúng cách. Hiện nay có ba loại rác phổ biến nhất là rác vô cơ, hữu cơ và tái chế. Trong đó, các loại rác vô cơ là khó xử lý và gây ô nhiễm hơn cả cả. Trong bài viết này, Vinacontrol CE sẽ đưa ra các thông tin về rác vô cơ và cách thức phân loại những loại rác này.
1. Rác vô cơ là gì?
1.1 Thế nào là rác vô cơ?
Rác vô cơ là tên gọi chung của những loại rác không thể phân hủy mà cũng không thể tái chế để sử dụng. Rác vô cơ sau khi được thu gom thì sẽ được chuyển đến khu xử lý chôn lấp rác thải. Tuy nhiên dù đã qua quá trình xử lý chôn lấp nhưng vẫn phải cần thời gian rất dài, rác vô cơ mới có thể tiêu hủy được.
Các loại rác vô cơ phổ biến từ sinh hoạt hàng ngày: Sành xứ, gạch, xỉ than, ni-long, cao su, nhựa…
1.2 Đặc điểm của rác thải vô cơ
Đặc điểm lớn nhất của các loại rác thải vô cơ đó chính là khả năng gây biến đổi chất và khó tự phân hủy. Thông thường các loại vật liệu từ nhựa, thủy tinh là dạng phổ biến nhất của rác vô cơ
Với các chất này, rất dễ gây ra sự biến đổi chất do gặp điều kiện nhiệt độ không phù hợp. Nó rất khó tự phân hủy, đó là lý do tại sao túi nilon khi được chôn xuống đất sau hàng trăm năm vẫn chưa thể phân hủy được.
Với đặc điểm khó phân hủy, nó gây khó khăn trong việc xử lý các chất thải vô cơ từ công ty rác thải.
Hiện nay, ngoài việc cần xử lý rác đúng quy trình, thì người dân cũng phải đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức trong việc hạn chế xả thải rác ra môi trường. Bởi các loại rác này nếu nhiễm vào nguồn đất, nguồn nước, sẽ gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm hỏng khu đất trồng và ô nhiễm nguồn nước.
Đặc điểm lớn nhất của các loại rác thải vô cơ đó chính là khả năng gây biến đổi chất và khó tự phân hủy
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 cho đơn vị môi trường | Quy trình chất lượng
2. Vì sao nên hạn chế tạo ra rác thải vô cơ?
Việc hạn chế tạo ra rác thải vô cơ là một phần quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tạo ra một tương lai bền vững cho cộng đồng. Rác thải vô cơ, tức là các loại rác không phân hủy tự nhiên như nhựa, kim loại, thủy tinh, và nhiều chất hóa học khác, có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
1 chiếc túi ni-lông xả ra môi trường sẽ mất tới trăm năm mới có thể phân hủy, 1 cục pin vứt đi trải qua mấy chục năm vẫn giữ nguyên hình dáng… Rác thải vô cơ rất khó phân hủy và sự tồn tại của chúng làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Vậy nên là cần thiết để hạn chế đến mức tối đa việc tạo ra rác thải vô cơ trong sinh hoạt hàng ngày.
Việc hạn chế tạo ra rác thải vô cơ là một phần quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường | Tư vấn miễn phí
3. Cách xử lý rác vô cơ đúng chuẩn
3.1 Phân loại và thu gom rác thải vô cơ riêng
Để xử lý các loại rác được dễ dàng nhất, việc đầu tiên nên làm là hãy phân loại rác thải. Bạn nên phân loại rác vô cơ riêng, rác hữu cơ riêng và rác có thể tái chế đặt riêng. Để phục vụ việc này, tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại thùng rác phân loại rác thải tại gia đình. Ở các khu vực công cộng nên lắp đặt các loại được phân chia ngăn như 2 ngăn, 3 ngăn để hỗ trợ người dân phân loại rác thải.
Các loại rác vô cơ nên được để riêng:
- Vật liệu xây dựng đã qua sử dụng và không còn dùng tới nữa
- Các loại chai nhựa, vỏ bọc thực phẩm, ni-long không thể tái chế
- Các đồ dùng gia đình hư hỏng khác
3.2 Xử lý rác thải tại nơi tập kết
Các rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được mang đến các khu xử lý rác thải chuyên nghiệp. Với rác thải vô cơ, có 2 hình thức xử lý như sau:
Chôn lấp: Rác thải được tiến hành chôn lấp, tất nhiên thời gian để tiêu hủy rác vô cơ ở trong đất là khá lâu.
Thiêu đốt: Rác thải được thiêu đốt tại các nhà máy đốt rác.
Cả 2 cách xử lý trên không ít thì nhiều vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ môi trường là con người nên có ý thức, tạo ra ít rác thải vô cơ hơn.
Phân loại và thu gom rác thải vô cơ riêng
✍ Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động | Hỗ trợ phân loại lao động uy tín
4. Phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế
Phân biệt giữa rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế là quan trọng để có một quy trình quản lý rác thải hiệu quả và bảo vệ môi trường. Thực hiện tái chế và tái sử dụng rác thải có thể giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và tác động tiêu cực đối với hành tinh chúng ta.
Rác vô cơ
Rác hữu cơ
Rác tái chế
Khái niệm
Rác vô cơ là các loại rác không thể sử dụng được nữa, khó phân hủy và có nguy cơ gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người. Ví dụ: đồ thủy tinh (chén, đĩa, thìa, nồi bằng thủy tinh); cao su; gạch đá…
Rác hữu cơ (organic rubbish) là sản phẩm được tạo ra bởi nhiều hoạt động sinh hoạt của con người. Hiểu một cách đơn giản thì nó có khả năng tự phân hủy và đưa vào tái sản xuất, phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt hàng ngày,…Ví dụ: rác trong nhà bếp (cơm thừa, rau, củ quả thối bỏ đi,…) hay các loại lá cây, hoa, quả, thân cây…
Rác tái chế là các loại rác khó phân hủy hơn rác hữu cơ, nhưng vẫn có cách tái sử dụng để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân. Ví dụ như: các loại thùng carton, vỏ lon nước ngọt, một số đồ nhựa (vỏ chai nước ngọt, ghế nhựa…)
Nguồn gốc
Rác vô cơ có nguồn gốc từ các vật liệu xây dựng bị bỏ đi, các loại hộp bao bì bên ngoài, các loại nhựa, đặc biệt là túi nilon.
Các loại rác hữu cơ thường là các loại thực phẩm thừa, bị bỏ đi sau khi chế biến thức ăn cho con người. Thông thường là các loại rác trong nhà bếp. Ngoài ra cũng có nguồn gốc từ các loại cây cỏ, hoa lá tự nhiên.
Rác tái chế có nguồn gốc từ các loại giấy thải và vỏ hộp, chai, lon đựng thực phẩm thiết yếu của con người.
Cách xử lý
- Phân loại và thu gom rác vô cơ đúng cách
- Vận chuyển rác đến bãi tập kết rác để tiêu huỷ theo quy trình
- Chôn lấp rác hữu cơ
- Ủ rác hữu cơ làm phân bón
- Phân loại và thu gom rác tái chế
- Vận chuyển đến cơ sở tái chế để xử lý
Rác thải là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trên khắp thế giới, và việc hiểu rõ sự khác biệt giữa rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế có vai trò quan trọng trong việc quản lý và giảm thiểu tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.