Trồng và tưới nước cho cây dâu tây đúng cách sẽ giúp cây phát triển tốt và cho nhiều quả ngọt. Loại trái cây này rất được ưa chuộng nên mọi người thường tìm cách trồng tại nhà. Cùng Tata Garden tìm hiểu các phương pháp trồng và tưới nước cho dâu tây đúng cách ngay dưới đây nhé!
Cách trồng dâu tây đơn giản tại nhà
Dâu tây thuộc họ thân thảo và ưa môi trường có khí hậu mát mẻ quanh năm. Quả của chúng có hàm lượng vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa cao.
Không những thế, vẻ ngoài xinh đẹp của dâu tây còn được con người tận dụng làm cây cảnh trang trí sân vườn. Các cây dâu tây sẽ được trồng và chăm sóc trong các chậu cảnh nhỏ. Đem đến không gian xanh cùng những quả dâu chín đỏ mọng quanh năm.
Thông thường dâu tây được nhân giống và trồng bằng cây con. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trồng bằng nhiều cách khác nhau như là hạt, giâm cành…
Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn bạn phương pháp trồng dâu tây tại nhà bằng hạt. Cách này khá đơn giản và ai cũng có thể làm theo được
Chuẩn bị trước khi trồng
Trước tiên, để có thể trồng được dâu tây, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu sau:
- Hạt giống dâu tây: hiện tại có khá nhiều chủng loại khác nhau từ Anh, Mỹ, Nhật,… Bạn cần nghiên cứu kỹ đặc tính từng loại để lựa chọn hạt giống phù hợp với nơi ở của bạn.
- Thùng xốp, máng chứa giá thể (hạt giống): có thể lựa chọn theo ý muốn của bạn. Tùy theo số lượng hạt giống và khuôn viên trồng mà bạn chọn vật chứa giá thể phù hợp.
- Đất trồng: phải là loại đất có nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha trộn thêm phân bón ủ hoai và xơ dừa là thích hợp nhất.
Sau khi đã chuẩn bị các yếu tố trên, bạn tiến hành ủ hạt giống dâu tây. Tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm trong khoảng 6 giờ. Sau đó ủ tiếp trong khăn ẩm thêm 12 giờ nữa.
Trồng dâu tây ngoài vườn
Đối với việc trồng dâu tây ngoài vườn, bạn nên gieo hạt giống vào các khuôn đựng giá thể. Chăm sóc cho đến khi cây con lên được ít nhất 3 - 4 lá mầm thì có thể đem ra vườn và trồng.
Tiến hành khoét một lỗ rộng trên đất, vừa đủ với kích thước của cây con. Sau đó đặt cây con vào lỗ và lấp đất nhẹ nhàng. Lưu ý không nén đất quá chặt, trồng cây con quá sâu để tránh làm ảnh hướng đến tiến trình sinh trưởng của cây.
Để dâu tây trồng trong vườn lớn nhanh, phát triển tốt và cho nhiều quả mọng ngọt. Bạn cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn đúng thời điểm để trồng: tùy theo giống dâu tây mà thời điểm trồng sẽ khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến người bán để biết thời điểm thích hợp trồng cho loại dâu tây bạn chọn.
- Trồng dâu tây ở nơi có đủ ánh sáng, nắng không quá gắt nhưng cũng không quá ít. Như vậy dâu tây mới có đủ ánh sáng quang hợp mà không bị héo đi vì thiếu nước do nắng gắt.
- Nhổ cỏ quanh gốc dâu tây, bón phân định kỳ theo đúng liều lượng. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới nước cho cây dâu tây đúng lúc.
Trồng dâu tây trong chậu
Đối với dâu tây trồng trong chậu, bạn có thể tiến hành đem gieo hạt ngay sau khi ủ. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nên đợi cho đến khi cây con mọc lên 3 - 4 lá mầm. Khi đó hãy mang cây con ra khỏi giá thể và trồng vào trong chậu đất đã chuẩn bị sẵn.
Để cây dâu tây trồng trong chậu phát triển tốt, bạn cần chú ý các điều sau:
- Nên chọn các chậu có lỗ thoát nước ở đáy để tránh tình trạng ngập úng.
- Đất trồng phải có độ pH từ 5.3 - 6.5
- Tưới nước vào giữa chậu cho đến khi nhìn thấy giữa chậu lõm xuống 1 lỗ sâu khoảng 7cm.
- Lúc này hãy đem dâu tây trồng vào chỗ lõm xuống đó.
Phương pháp trồng cây dâu tây tại nhà cho trái đỏ chín mọng
Hiện nay có nhiều phương pháp trồng dâu tây như nuôi cấy mô, gieo hạt, giâm cành,… Mỗi phương pháp sẽ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Trồng dâu bằng phương pháp gieo hạt
Trồng dâu tây bằng phương pháp gieo hạt là phương pháp sử dụng trực tiếp hạt của quả để tạo nên cây con mới. Đây là cách trồng tại nhà thường được sử dụng nhất. Đặc biệt là đối với những ai có ý định trồng dâu tây nhưng không có nguồn giống cây mẹ.
Ưu điểm:
- Có thể chủ động trong thời điểm gieo trồng.
- Hạt giống được chọn lọc nên chất lượng cây con được đánh giá cao.
- Phương pháp trồng đơn giản, tỉ lệ hạt nảy mầm cao nếu trồng đúng cách.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian ủ hạt.
- Có khả năng không thành công cao nếu không biết cách ủ.
- Không chủ động được trong nguồn giống. Chất lượng cây con có thể không đồng đều.
Trồng dâu bằng phương pháp giâm cành
Trồng dâu tây bằng phương pháp giâm cành hay còn được gọi là phương pháp tách ngó. Tức là người trồng sẽ tiến hành đặt ngó dâu tây đã phát triển sang một chậu khác. Sau một thời gian các ngó sẽ hình thành bộ rễ riêng cho mình là có thể cắt đứt ngó với cây mẹ.
Lúc này, bạn có thể đem cây mới đi trồng trong chậu lớn hơn để cây sinh trưởng tốt hơn.
Ưu điểm:
- Dễ làm, chủ động được trong việc chọn nguồn giống.
- Cùng lúc nhân giống được nhiều cây mới vì dâu tây phát triển ngó rất nhiều.
- Cây con giữ nguyên được các đặc tính của mẹ. Cây mẹ khoẻ quả to, cây con cũng sẽ như vậy.
- Cây dễ sống, mọc nhanh.
- Tiết kiệm chi phí cho việc mua hạt giống.
- Cây phát triển nhanh, cho ra quả sớm hơn so với phương pháp gieo hạt.
Nhược điểm:
- Cây mẹ có khả năng suy yếu, không phát triển vì phải chia sẻ dinh dưỡng trong thời gian ngó cây chưa tạo rễ.
- Ảnh hưởng đến sự phát dục của cây mẹ, cây không cho ra quả đúng mùa. Hoặc chất lượng quả kém.
Chu kỳ của dâu tây
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh của dâu tây thường kéo dài từ 2 - 2,5 năm. Sau giai đoạn này, cây suy yếu và dễ bị bệnh, năng suất kém.
Giai đoạn cho năng suất cao nhất của dâu tây là trong 1 - 2 năm đầu tiên. Sau mỗi vụ thu hoạch, dâu tây nghỉ ngơi trong khoảng 1 - 1,5 tháng. Rồi lại tiếp tục ra hoa kết quả.
Như vậy có thể thấy, vòng đời kinh tế của dâu tây sẽ là trong 2 - 2,5 năm nếu bạn biết cách chăm sóc tốt.
Cách tưới nước cho cây dâu tây đúng cách
Dâu tây là một loại quả mọng nước. Vì thế, nước và độ ẩm là 2 yếu tố quan trọng quyết định độ ngọt và mọng nước của quả dâu tây.
Biết được các đặc tính cũng như nhu cầu cây, bạn sẽ tìm được cách tưới nước cây dâu tây đúng cách. Từ đó cho ra những quả dâu tây căng nước, ngon ngọt.
Tìm hiểu đặc điểm của cây dâu tây
Dâu tây là loại cây lâu năm, thuộc họ cây thân thảo với nhiều lá mọc gần nhau. Các chồi nách mọc từ nách lá sẽ phát triển thành thân nhánh, thân bò hoặc phát hoa. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thời tiết, nhiệt độ, đất, độ ẩm, đặc tính của từng giống hoa.
Dâu tây có bộ rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ và hoạt động dưới độ sâu 30cm. Dạng rễ này dễ khô và mất nước khi thời tiết trở nên ấm áp hơn.
Dựa vào các đặc điểm của dâu tây, hẳn bạn cũng biết đây là loài cây cần nhiều nước. Vì thế, dâu tây cần được tưới nước thường xuyên.
Xem xét độ ẩm của đất trong chậu
Kiểm tra độ ẩm của đất trong chậu thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện được khi nào cây đang thiếu nước, dư nước, đủ nước. Từ đó đưa ra quyết định về lượng nước tưới cho cây theo mỗi thời kỳ.
Nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều tối
Sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm nhiệt độ thấp, khí trời mát mẻ và không có nhiều sự biến đổi nhiệt. Và cũng là thời điểm cây hấp thụ nước tốt nhất. Thích hợp để cấp nước sau một đêm dài, và tránh tình trạng tích tụ ẩm sản sinh nấm gây bệnh vào ban đêm.
Còn thời điểm giữa trưa, nắng gắt, nhiệt độ cao. Nếu bạn tưới nước lúc này dễ làm cây bị héo và chết vì sốc nhiệt.
Tưới nước vào thời điểm này không chỉ tạo một lớp màng bảo vệ dâu tây khỏi ánh nắng mặt trời vào ban ngày. Mà còn có thể sử dụng như một cái bẫy nước để giảm côn trùng bay đến gây hại cho cây vào ban đêm.
Tưới cho rễ đẫm nước
Với đặc trưng mọng nước ở quả cùng bộ rễ chùm. Dâu tây luôn cần một lượng lớn nước để có thể duy trì “vóc dáng” căng mịn bóng bẩy của mình. Nếu chỉ tưới vừa đủ trên bề mặt, cùng với sự bốc hơi, lượng nước còn lại sẽ không đủ cung cấp cho cây.
Vì thế, việc tưới đẫm nước cho rễ sẽ cung cấp lượng nước cần thiết, đủ cho cây. Tạo điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu điều kiện khí hậu ẩm và hay mưa, thì bạn không cần thiết phải tưới nhiều và quá thường xuyên nhé. Điều này dễ làm cây bị ngập úng nước và rễ bị thối.
Tưới nước vào phần đất
Vì dâu tây thuộc họ thân thảo, cả cây đều rất mềm và dễ gãy. Do đó, để tránh làm tổn hại đến thân, lá và đặc biệt là hoa dâu tây. Bạn chỉ nên tưới nước vào phần đất xung quanh.
Đồng thời, tránh việc tưới sát gốc cây. Các rễ dâu tây là rễ chụm và mọc khá cạn. Việc tưới gần gốc dễ gây xói mòn là lộ ra rễ cây, làm rễ dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động và gây yếu. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Nên tưới theo đặc điểm, nhu cầu của cây
Mỗi chủng loại dâu tây sẽ có khả năng chống chịu cũng như lượng nước cần khác nhau. Không phải loại nào cũng thích tưới nhiều, đẫm nước.
Bên cạnh đó, tuỳ vào từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu về nước của cây dâu tây cũng khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về loại dâu tây mình trồng. Cũng như xem xem cây đang ở giai đoạn nào để có kế hoạch tưới tiêu hợp lý nhé!
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách trồng và tưới nước cây dâu tây mà mình muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng, bạn có thể áp dụng những kiến thức trên vào việc trồng và chăm sóc vườn dâu tây của mình một cách tốt hơn.