Tỷ trọng là gì? Phân loại các tỷ trọng cũng như đưa ra các gợi ý về Pháp đo tỷ trọng cùng với đó là hướng dẫn bạn cách tính tỷ trọng chi tiết và đặc biệt chúng tôi còn đưa ra gợi ý cho bạn nơi mua những dụng cụ dùng để đo tỷ trọng vô cùng uy tín và chất lượng.
Tỷ trọng là khái niệm mà chúng ta đã gặp đâu đó trong cuộc sống hoặc gần gũi hơn là trong môn vật lý khi chúng ta còn ngồi trong ghế nhà trường. Vậy liệu bạn có còn nhớ Tỷ trọng là gì? Nếu không bạn cũng đừng quá lo lắng, Công Ty Trung Sơn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
TỶ TRỌNG LÀ GÌ?
Trước khi tìm hiểu về tỷ trọng, chúng ta sẽ đến với một khái niệm khá quen thuộc đó là khối lượng riêng của một chất là gì?
Khối Lượng Riêng
Khối lượng riêng là một đặc tính về mật độ của chất đó, đại lượng này được đo bằng thương giữa khối lượng m của chất ấy (nguyên chất) và thể tích V của vật.
- Công thức: D=m/V
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m³). Một số đơn vị khác hay gặp là gam trên xentimét khối (g/cm³).
Khối lượng riêng của một số chất phổ biến được thể hiện dưới bảng sau đây.
STTChất rắn Khối lượng riêng STTChất lỏng Khối lượng riêng 1Chì113008Thủy ngân136002Sắt78009Nước 10003Nhôm270010Xăng7004Đá (Khoảng) 260011Dầu hỏa(Khoảng) 8005Gạo(Khoảng) 120012Dầu ăn(Khoảng) 8006Gỗ tốt(Khoảng) 80013Rượu (Khoảng) 7907Sứ230014Li - e600Khái niệm Tỷ Trọng
Tỷ Trọng hay còn được gọi là Tỷ Khối chính là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất và khối lượng riêng của một chất khác ở những điều kiện xác định.
Người ta thường quy ước xác định tỷ khối của các chất bằng cách so sánh khối lượng riêng của chúng với khối lượng riêng của nước cất
Công thức tính tỷ trọng:
- RD= ρchât/ ρnước
Trong đó ρchất là khối lượng riêng của chất cần đo và ρnước khối lượng riêng của chất chuẩn (chất đối chứng).
Tỷ khối được biểu diễn bằng hư số.
Các tiêu chuẩn thường được xác định:
Theo TCVN: tỷ trọng được xác định ở 15 độ C
Theo ASTM: tỷ trọng được xác định ở 60 độ F tức ở 15,6 độ
PHÂN LOẠI TỶ TRỌNG
Có 2 loại tỷ trọng đó là:
- Tỷ trọng tương đối của một chất là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó, và khối lượng của cùng thể tích nước cất, tất cả đều cân ở 20 °C.
- Tỷ trọng biểu kiến là đại lượng được dùng trong các chuyên luận etanol, ethanol 96 % và loãng hơn…, là khối lượng cân trong không khí của một đơn vị thể tích chất lỏng. Tỷ trọng biểu kiến được biểu thị bằng đơn vị kg/m3.
- Công thức Tỷ trọng biểu kiến = 997,2 X Tỷ trọng tương đối của chất thử.
- Trong đó: 997,2 là khối lượng cân trong không khí của 1 m3 nước, tính bằng kg.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG
Có khá nhiều phương pháp đo với các ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào các yêu cầu về độ chính xác, điều kiện thí nghiệm… mà người sử dụng có thể lựa chọn cho mình được một trong các phương pháp đo tỷ trọng phù hợp với mình:
- Tỷ trọng kế
- Bình đo tỷ trọng
- Kit đo tỷ trọng
- Dung tích kế
Sau đây chúng ta sẽ tiến hành đi đến từng phương pháp để có thể nắm được quy trình sử dụng từng phương pháp.
Tham khảo thêm bài viết khác: Ampe là gì? Ampe kế là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Nhất
PHƯƠNG PHÁP TỶ TRỌNG KẾ
Tỷ trọng kế là gì?
Tỷ trọng kế là một dụng cụ đo lường để xác định khối lượng riêng của một chất lỏng. Nó thường được làm bằng thủy tinh có hình trụ và một đầu có quả bóng chứa thủy ngân hay kim loại nặng để giữ nó nằm thẳng đứng. Người ta sẽ sử dụng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng dung dịch điện phân.
Tỷ trọng kế được làm bằng thủy tinh
Nhiệt độ đo chuẩn của tỷ trọng kế là 20 độ C
Chiều dài tổng 300-320mm
Cách đo tỷ trọng kế được thực hiện theo 3 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Mở nắp van của bình ắc quy cần đo
- Bước 2: Đưa tỷ trọng kế vào trong bình thông qua vị trí nắp van. Sử dụng nút hút của tỷ trọng kế để hút dung dịch điện phân vào bên trong tỷ trọng kế
- Bước 3: Xem kết quả nồng độ dung dịch điện phân trên vạch chia độ của tỷ trọng kế. Tùy vào nồng độ của dung dịch mà đối trọng của thanh chia vạch sẽ chìm sâu ở mức tương ứng và kết quả nồng độ dung dịch được đọc tại vị trí bề mặt của dung dịch cắt thanh chia vạch.
Ứng dụng của tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế là loại dụng cụ thí nghiệm được dùng để đo trọng lượng riêng, trọng lượng riêng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ.
Tỷ trọng kế chỉ có thể đo chất làm mát/ chất chống đông cho Ethylene Glycol. Propylene Glycol không thể được đo với một tỷ trọng kế đo thực tế là khi nồng độ lên đến 70% trọng lượng riêng tăng lên, nhưng trên 70% trọng lượng riêng giảm. Dung dịch 100% đọc chính xác lên đến 40%.
Lưu ý: Kỹ thuật lấy mẫu là rất quan trọng trong việc sử dụng tỷ trọng kế. Bọt khí trong mẫu sẽ gây ra các phép đọc không chính xác. Phao phải được giữ cho không chạm vào các cạnh của tỷ trọng kế.
PHƯƠNG PHÁP BÌNH ĐO TỶ TRỌNG
Bình tỷ trọng là là dụng cụ được sử dụng để đo tỷ trọng, xác định trọng lượng riêng của chất lỏng. Bình đo tỷ trọng thường được làm từ chất liệu chính là thủy tinh borosilicate, đây là chất liệu tốt nhất với độ bền cao, chống và chịu được hóa chất, dung dịch. Các dòng số, kí hiệu in trên bình đo tỷ trọng phòng thí nghiệm với màu mực in chất lượng khi ở nhiệt độ cao vẫn luôn bền màu với môi trường xấu
Phương pháp sử dụng:
- Bước 1: Đầu tiên cân tỷ khối kế trống không, sạch và khô được P
- Bước 2 : Cho nước cất vào đầy tỷ khối kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ khối kế)
- Bước 3 : Cân tỷ khối kế chứa nước P2.
- Bước 4 : Đổ nước ra, tráng lại bằng chất lỏng định đo. Cho chất lỏng vào đầy tỷ khối kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ khối kế).
- Bước 5 : Sau đó cân tỷ khối kế có chứa chất lỏng cần nghiên cứu (P1).
- Bước 6 : Tính tỷ khối của chất cần biết sẽ là (P1 - P) chia cho (P2 - P).
Lưu ý :
- Phải rửa thật sạch tỷ khối kế, tráng rượu hoặc ête, rồi làm khô trước khi sử dụng.
- Sử dụng cân phân tích có độ chính xác tới 0.0001 g để cân tỷ khối kế và cân theo đúng quy tắc cân.
- Phương pháp này chỉ thuận lợi khi xác định tỷ khối của các chất lỏng có độ nhớt thấp.
PHƯƠNG PHÁP KIT ĐO TỶ TRỌNG
Kit tỷ trọng dùng để đo tỷ trọng vật liệu rắn và xốp, phương pháp này sử dụng một chiếc cân phân tích. Vật mẫu sẽ được cân lên trong không khí và có trọng lượng M1, tiếp đó mẫu sẽ được cân trong môi trường dung môi (nước, etanol,..) bằng lực đẩy acsimet sẽ cho ra một khối lượng M2. Độ chênh lệch của M1,M2 sẽ được chia cho thể tích chất lỏng để ra tỷ trọng mẫu.
Ưu điểm của phương pháp này chính là độ chính xác cao, cho kết quả nhanh và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí khá cao và tốn vật mẫu khá nhiều theo đó là nhiệt kế dài gây vướng víu khi tiến hành.
PHƯƠNG PHÁP MÁY ĐO TỶ TRỌNG HIỆN SỐ
Máy đo tỷ trọng hiện số là phương pháp đo tỷ trọng chất lỏng.
Nguyên lý hoạt động như sau: Sẽ có một ống thủy tinh rỗng dao động ở một tần số nhất định. Tần số này sẽ thay đổi khi các ống được làm đầy bằng mẫu. khối lượng lớn hơn thì tần số nhỏ hơn. Tần số này sẽ được đo và chuyển thành tỷ trọng. Việc hiệu chuẩn tỷ trọng được thực hiện trong không khí và nước cất. Thermostat sẽ kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ mà không sử dụng bể ổn nhiệt.
Ưu điểm của phương pháp này chính là đem lại độ chính xác cao. Tuy nhiên, nhược điểm đó chính là chi phí cao và quy trình thực hiện phức tạp.
Thông tin tham khảo khác: Nhiệt Kế Thuỷ Ngân Là Gì? Sử Dụng Nhiệt Kế Thuỷ Ngân Đúng Cách
NƠI MUA CÁC DỤNG CỤ ĐO TỶ TRỌNG CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN
Hiện nay Công Ty TRUNG SƠN đang là đơn vị cung cấp hàng đầu số lượng lớn tỷ trọng kế, bình đo tỷ trọng, cân phân tích, ,,, và các dụng cụ thí nghiệm - Đây là những dụng cụ quan trọng trong phòng thí nghiệm để xác định tỷ trọng của chất rắn và lỏng. Chúng tôi luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi tìm mua các sản phẩm về hóa chất và thiết bị. Khi đến với TRUNG SƠN khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, giá cả vô cùng cạnh tranh cũng như là chất lượng dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu. Hãy tìm đến Trung Sơn chúng tôi thông qua Website hoặc liên hệ trực tiếp với các nhân viên đầy nhiệt tình của công ty.
Không biết qua bài viết trên bạn đã hình dung được Tỷ Trọng là gì chưa, cũng như bạn có hiểu được các phương pháp dùng để đo tỷ trọng. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về một vài vấn đề nào đó trong bài viết thì hãy bình luận trực tiếp ngay bên dưới để chúng tôi có thể kịp thời thông tin đến bạn nhanh nhất có thể.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.