Cây Sanh là gì?
Cây Sanh còn được gọi là cây Xanh, cây Gừa, có tên khoa học là Ficus Benjamina L có nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Lào,…
Ở Việt Nam, cây Sanh nằm trong bộ Tứ Linh cùng theo với cây Đa, cây Si, cây Sung, được ưa chuộng trồng làm cây cảnh bonsai trang trí có giá trị nghệ thuật cao.
Đặc điểm và phân loại cây Sanh
Đây là cây thân gỗ lớn cao trung bình từ 15-20m, có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u và các sống gờ do có khả năng sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá, nhánh, lá cây xanh tốt.
Cây Sanh có rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành hoặc thân. Rễ này hình thành nhiều trong mùa mưa. Đặc biệt, phần thân và cành cây Sanh dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp. Lá Sanh dày, phân bố mật độ cao tạo phần lá xum xuê. Quả khi chín có màu vàng.
Về phân loại, tùy theo xuất xứ mà có các loại cây Sanh phổ biến sau:
- Cây Sanh Hải Hậu: có thân to, lá lớn, tán rộng và dễ tạo hình.
- Cây Sanh Nam Điền: có màu sắc tán lá mướt mắt và có thể linh động thay đổi theo thời gian.
- Cây Sanh Miền Nam: phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ nước ta, có thân và tán lá nhỏ hơn. Khi đến độ tuổi trưởng thành, màu sắc cây sẽ thay đổi dần từ xanh sẫm sang trắng đốm.
- Cây Sanh lá mỏng hay Sanh mũi hài: loại này có lá nhiều nhưng lại rất mỏng. Phần lá khi còn non sẽ hơi trắng ngà, còn phần đầu lá sẽ uốn cụp vào theo hình mũi hài.
- Cây Sanh Thái Nguyên: phần lá khá to nhưng lại dẹt. Khi còn non hay trưởng thành, màu sắc lá vẫn xanh mướt tự nhiên và không chuyển màu. Đây cũng là cách để phân biệt 2 loại cây này.
- Cây Sanh Ninh Bình: Loại cây này sẽ có lá và thân cây đậm dần khi càng về già. Đặc biệt, cây phát triển không đồng đều giữa các tán lá, cây tạo hình trái tim đẹp mắt.
Tác dụng của cây Sanh
- Tạo cảnh quan, làm cây bóng mát: Tán lá cây Sanh xanh mát nên thường được trồng làm cây cảnh quan trong công viên, khuôn viên công sở, tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự,...
- Cây cảnh bonsai, trang trí nhà cửa: Cây Sanh bonsai có giá trị nghệ thuật cao, mang đến vẻ đẹp sang trọng, bề thế.
Ngoài ra, trong toàn bộ cây đều có nhựa mủ, acid cerotic, chất sáp, dân gian dùng cây này để chữa ứ huyết do bị thương….
- Ý nghĩa phong thủy: Cây sanh có nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây sanh còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.
Vị trí thích hợp đặt cây Sanh
- Trước cửa nhà: Theo phong thủy, bạn có thể đặt cây Sanh ở trước cửa nhà để hút tài lộc, tuy nhiên cần lưu ý nên trồng ít nhất 2 cây. Cây sanh là loài cây thuộc giống đại thu, tránh trồng duy nhất một cây sanh trước cửa, nó sẽ hút dương khí của ngôi nhà bạn. Việc trồng từ 2 - 3 cây có thể điều hòa nguồn khí và tăng dương khí cho ngôi nhà.
- Đặt chậu cây Sanh ở sân vườn: tạo cảnh quan đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
- Đặt trong phòng khách: Với những chậu cây Sanh bonsai mini, bạn có thể đặt trong phòng khách mang đến sự sang trọng, điểm nhấn không gian xanh trong phòng
Cây Sanh hợp mệnh nào, tuổi nào?
Theo phong thủy, cây Sanh hợp với gia chủ mệnh Mộc, mệnh Hỏa, giúp mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, thu hút nhiều tài lộc,…
Cách trồng và chăm sóc cây Sanh
Nhân giống: Cây Sanh có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc phổ biến hơn là sử dụng phương pháp giâm, chiết cành từ cây mẹ khỏe mạnh.
Đất trồng: Loại cây này sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện đất khác nhau, đặc biệt là đất thịt, có nhiều mùn, có thể pha cát.
Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng để cành lá phát triển, bạn nên đặt chậu cây Sanh ở khu vực có ánh nắng, thoáng mát.
Nước tưới: Cây Sanh ưa ẩm nên bạn cần đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây phát triển. Bạn nên tưới đều đặn 2 lần/ngày và sáng, chiều tối.
Phân bón: Dễ sống, dễ chăm, không có quá nhiều sâu bệnh gây hại, thế nên cây Sanh không cần bón phân. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện bón phân cho cây vào giai đoạn cây non hoặc mùa mưa để kích thích phát triển.
Tạo rễ cho cây: Bạn có thể tạo rễ cho cây sanh theo một trong hai cách:
- Bạn sử dụng dao cắt vào phần thân cây, sâu đến phần sắp ra rễ của cây rồi xịt thuốc kích thích ra rễ lên chỗ vừa cắt. Tiếp theo, bạn phủ một lớp lưới lên để tránh bị khô. Khoảng 1 - 2 tuần, rễ cây sẽ mọc thẳng đẹp.
- Bạn thực hiện ghép rễ vào cây. Để thực hiện, bạn tách hẳn một mảng rễ của cây khách có dính phần da của thân, sau đó rạch một đoạn tương ứng trên thân cây mẹ. Tiếp theo, bạn cho phần rễ vào và quấn thật chặt. Lúc này, phần rễ ghép sẽ tự liền và phát triển bình thường.
Nhìn chung, cây Sanh là cây dễ sống, phát triển tốt, bạn không tốn quá nhiều công chăm sóc nhưng để tạo hình được dáng cây đẹp cần chăm chút, tỉ mỉ, cắt tỉa thường xuyên.
Cắt tỉa, tạo kiểu tán lá cây Sanh đẹp
Để tạo được cây Sanh có kiểu dáng đẹp, mang tính nghệ thuật, chủ nhân cần chăm chút, thường xuyên cắt tỉa để tạo hình đẹp cho cây. Các kiểu tán lá phổ biến của cây Sanh gồm:
- Tán lá tròn đầy: Phần cành và thân cây được uốn tạo thành các tầng tán lá xòe rộng. Với kỹ thuật này, bạn cần tạo hình sao cho các cành và nhánh cây uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng. Bạn uốn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã. Một thời gian sau, khi cây đã được tạo thành thế tán cây hình tròn, bạn tháo dây thép ra và thực hiện tỉa cành như bình thường.
- Tán lá thoáng: Bạn cần chú ý cắt tỉa bớt tán lá, giúp phần tán lá trở nên thoáng hơn.
- Tán là phá cách: Tạo hình này tùy thuộc vào con mắt thẩm mỹ của từng người để tạo được kiểu tán lá độc, đáo, đẹp mắt cho cây Sanh.
- Tán lá truyền thống: Kiểu này thường phần mặt trên của tán lá có hình tròn, mặt dưới bằng phẳng, các phần bóng tán lá nằm cùng nằm chung một mặt phẳng với nhau, song song với mặt đất. Bên cạnh đó, đường kính các tán cũng cần phù hợp với kích thước của cây, cách đều nhau và không nghiêng ngả. Tán lá trên cùng cần phải tròn đều, không được nhọn chọc lên trời.