Thổ Nhĩ Kỳ - Vùng đất giao thoa của hai lục địa Á - Âu. Thổ Nhĩ Kỳ, tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.
Vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ có gì đặc biệt ?
Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á - Âu. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển Dardanelles. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu chiếm 3% diện tích toàn quốc. Lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ dài trên 1.600 km và rộng trên 800 km, có hình dạng gần giống hình chữ nhật. Diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm cả mặt hồ, là 783.562 km², trong đó 755.688 km² nằm tại Tây Nam Á và 23.764 km² nằm tại châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lớn thứ 37 thế giới xét theo diện tích. Quốc gia này có biển bao quanh tại ba mặt: biển Aegea tại phía tây, biển Đen tại phía bắc và Địa Trung Hải tại phía nam. Thổ Nhĩ Kỳ có biển Marmara tại phía tây bắc.
Cảnh quan đa dạng của Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả của các hoạt động địa chất phức tạp, tạo thành hình khu vực trong hàng nghìn năm và vẫn biểu thị thông qua các trận động đất khá thường xuyên và thỉnh thoảng là phun trào núi lửa. Các eo biển Bosphorus và Dardanelles xuất hiện do đường đứt gãy chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, đường đứt gãy này là nguyên nhân dẫn đến hình thành biển Đen. Tồn tại một đường đứt gãy động đất chạy qua phía bắc của quốc gia từ tây sang đông.
Tỉ lệ tăng dân số tại Thổ Nhĩ Kỳ đang “dương”
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, dân số Thổ Nhĩ Kỳ ước tính là 83.784.342 người, tăng 909.452 người so với dân số 82.798.551 người năm trước. Năm 2019, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 860.865 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 48.587 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,974 (974 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2019:
- 308.797 trẻ được sinh ra và 447.932 người chết
- Gia tăng dân số tự nhiên: 860.865 người
- Di cư: 48.587 người
- 340.400 nam giới và 42.443.942 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Trong năm 2020, dân số của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tăng 703.671 người và đạt 84.600.820 người vào đầu năm 2021.
Khí hậu, thời tiết có sự chia cắt rõ rệt giữa các vùng
Các khu vực duyên hải của Thổ Nhĩ Kỳ giáp với biển Aegea và Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa, với mùa hè nóng khô và mùa đông mát ẩm. Các khu vực duyên hải giáp với biển Đen có khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè ấm ẩm và mùa đông lạnh ẩm. Duyên hải biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ nhận lượng giáng thủy lớn nhất và là khu vực duy nhất trong nước nhận được lượng giáng thủy cao suốt năm. Phần phía đông của khu vực duyên hải này nhận được lượng giáng thủy hàng năm là 2.200 milimét (87 in), cao nhất toàn quốc. Các khu vực duyên hải giáp với biển Marmara có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa và khí hậu đại dương ôn hòa, với mùa hè từ ấm đến nóng và tương đối khô cùng mùa mưa từ mát đến lạnh và ẩm. Vào mùa đông, bạn sẽ được thấy tuyết rơi tại các khu vực duyên hải của biển Marmara và biển Đen, song thường tan trong một vài ngày. Tuy nhiên, tuyết hiếm khi rơi tại các khu vực duyên hải giáp với biển Aegea và rất hiếm tại các khu vực duyên hải giáp với Địa Trung Hải.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là “Đầy tham vọng”
Thổ Nhĩ Kỳ có GDP PPP lớn thứ 13 trên thế giới (2016) và GDP danh nghĩa lớn thứ 18 thế giới (2016). Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các thành viên sáng lập của OECD và G-20.
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là một nền kinh tế pha trộn giữa nghề truyền thống và ngành công nghiệp hiện đại. Công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế hơn trong nền kinh tế. Ngành nông nghiệp rộng lớn của đất nước xếp thứ 7 trên thế giới.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ là nhà sản xuất xe tải nhỏ và xe buýt lớn nhất châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ còn là nhà xuất khẩu các loại xe nguyên chiếc và xe CKD lớn trên thế giới. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ô tô và các loại linh kiên của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 21,4 tỉ USD chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước này.
Những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng được một ngành sản xuất phụ tùng ô tô khá mạnh, có tính cạnh tranh cao và có khả năng cung cấp cho các hãng xe lớn như: Mercedes, BMW, Opel, Toyota, Fiat. Ngành sản xuất phụ tùng ô tô có đóng góp lớn cho ngành sản xuất ô tô trong nước, cung cấp sản phẩm cho 15 triệu xe đang được sử dụng trong nước và là ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn.
Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đi liền với Bảo hiểm Y tế
Các hoạt động khám chữa bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ được gắn kết chặt chẽ với hệ thống bảo hiểm y tế, các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả, do đó người dân được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế. Một điểm khác biệt đáng lưu ý trong hệ thống y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ đó là không có nhà thuốc tại các bệnh viện. Đơn thuốc do các bác sĩ kê được gửi thẳng tới các hiệu thuốc qua hệ thống mạng kết nối trực tuyến, người bệnh sau khi được khám sẽ qua quầy thuốc gần nhất để nhận thuốc, chi phí sẽ do bảo hiểm thanh toán nên người mua cũng không phải trả tiền tại quầy thuốc.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tập trung đầu tư cho y tế tuyến cơ sở đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin kết nối toàn bộ hệ thống bác sỹ gia đình và các cơ sở khám chữa bệnh khác. Bên cạnh đó, phát triển bảo hiểm toàn dân và có các chính sách tài chính y tế hợp lý khác để phát triển mô hình một cách bền vững. Nhờ triển khai mô hình này đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện, cụ thể giảm 70% số người vượt tuyến trước khi triển khai mô hình bác sỹ gia đình xuống còn 20% sau khi triển khai toàn quốc.
Giáo dục cấp trung học là bắt buộc tại Thổ Nhĩ Kỳ
Giáo dục là bắt buộc và không mất tiền từ 7 đến 15 tuổi. Có khoảng 820 viện giáo dục bậc cao gồm các trường đại học, với tổng số sinh viên khoảng hơn 1 triệu người. 15 trường đại học chính nằm ở Istanbul và Ankara. Giáo dục cấp ba (đại học và cao đẳng) thuộc trách nhiệm của Ủy ban Giáo dục Cấp cao, và được chính phủ cấp ngân sách.
Từ năm 1998 các trường đại học được trao quyền tự chủ rộng lớn hơn và được khuyến khích tìm kiếm thêm ngân quỹ từ bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác với các ngành công nghiệp.
Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai kiểu trường chính, trường nhà nước và tư thục. Các trường đại học nhà nước lấy học phí rất thấp còn trường tư có mức học phí rất đắt đỏ, có thể lên tới $15 000 hay thậm chí còn cao hơn. Tổng năng lực các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ là 300.000. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới, trong khi đó những trường khác chỉ đạt mức trung bình vì thiếu ngân sách hoạt động.
Tuy nhiên, các sinh viên đại học là một thiểu số được ưu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các trường cung cấp các khóa đào tạo từ 2 đến 4 năm cho các sinh viên mới nhập trường. Đối với các sinh viên đã ra trường, thông thường họ đi học thêm hai năm nữa, theo kiểu thường thấy trên thế giới. Ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thổ Nhĩ Kỳ điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơ bản cũng như ứng dụng. Có 64 viện và các tổ chức nghiên cứu. Những mặt mạnh của cơ quan này là nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệ sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng.
Vì sao văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ được mệnh danh là đa dạng?
Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo, nên sự tự do thể hiện nghệ thuật được tôn trọng rõ rệt.
Trong những năm đầu của nền cộng hoà, chính phủ đã đầu tư nhiều khoản tài nguyên vào nghệ thuật, như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cũng như nhiều ngành khác. Điều này được thực hiện nhờ vào cả quá trình hiện đại hóa và việc sáng tạo một bản sắc văn hóa riêng. Hiện nay kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ.
Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành “hiện đại” và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.
Một đất nước Hồi Giáo, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không cực đoan
Trên danh nghĩa, 99% dân số theo Hồi giáo. Đa số thuộc phái Hồi giáo Sunni. Khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi. Cũng có một thiểu số Twelver Shi’a nhưng có vai trò khá quan trọng, đa phần họ là con cháu người Azeri. 1% dân số còn lại, đa số là người Thiên chúa giáo (Hy Lạp chính thống, Tòa thánh Armenia (Gregoria), Chính thống Syriac, Molokans, Công giáo và Tin lành), Do Thái, Bahá’ís và Yezidis.
Không giống các nước có cộng đồng Hồi giáo đa số khác, ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có truyền thống tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia. Thậm chí nhà nước không có bất kỳ hành động/hay khuyến khích tôn giáo, nhà nước giám sát tích cực những lĩnh vực tôn giáo. Hiến pháp cấm phân biệt giữa các tôn giáo và thực hiện điều này rất chặt chẽ. Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước Hồi Giáo nhưng luôn tôn trọng sự đa dạng chủng tộc và cả tôn giáo, phong phú về văn hoá, thời tiết và cả địa hình, thổ nhưỡng. Đời sống người dân luôn được chính Phủ quan tâm, điều này thể hiện rõ rệt qua các hoạt động đối ngoại, những chính sách và hiệp ước mang tầm Quốc tế.
Bạn có tin, đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ chính là chìa khoá để mở cánh cửa vàng đến với Mĩ và Anh Quốc? Vì sao L&C Global lại nói như vậy, xin mời các Nhà đầu tư tìm hiểu thêm về Hiệp ước Ankara với Anh và VISA E-2 đến Mỹ.
Đọc thêm: Ưu và nhược điểm khi chọn làm việc tại Canada và Mỹ