Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Trẻ ngủ đủ và ngon giấc sẽ nhanh lớn khỏe, thông minh, ngược lại trường hợp trẻ ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ bứt rứt khó chịu, thậm chí hay bị ốm vặt. Hãy thử một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm sau đây cha mẹ sẽ thấy bé ngủ ngon, yên giấc hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
Từ lúc mới sinh cho đến khoảng 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh gần như chỉ thức dậy để bú (2 - 3 giờ/ lần) và hầu như bé sẽ ngủ suốt ngày đêm. Bởi vì chưa phân biệt được đâu là ngày và đêm nên trẻ chỉ có thể ngủ nhiều vào ban ngày và thường tỉnh dậy vào ban đêm, 8 giờ vào ban đêm và khoảng 8 - 9 giờ vào ban ngày.
Trẻ từ 3 tháng tuổi sẽ dần bắt đầu với thói quen ngủ suốt đêm (từ 6 - 8 giờ) mà không tỉnh giấc giữa đêm. Lúc này, bố mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho bú sữa, tuy nhiên cần lưu ý không nên để trẻ ngủ quá 3 tiếng mà không được uống sữa.
Đối với những trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc bệnh trào ngực dạ dày thực quản (GERD), nhẹ cân có thể phải thường xuyên cho bú hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
Các giai đoạn giấc ngủ của trẻ
Tương tự như ở người trưởng thành, giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn khác nhau trẻ có thể cử động hoặc nằm yên. Giấc ngủ gồm có 2 giai đoạn chính: giấc ngủ chậm (Non REM) và giấc ngủ nhanh (REM).
Giấc ngủ nhanh (REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh) là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày nên dù ngủ tới 16 giờ một ngày nhưng trẻ chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 giờ.
Giấc ngủ chậm (Non-rapid eye movement - Non REM: cử động mắt không nhanh): Gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Buồn ngủ - liên tục chớp mí mắt, ngủ gật gà.
- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ - trẻ vẫn có cử động, hay giật mình, vặn mình hoặc rên
- Giai đoạn 3: Ngủ sâu.
- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.
Giấc ngủ của một trẻ sơ sinh sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn 1 cách tuần tự, rồi quay trở lại giai đoạn 2 và chuyển qua giấc ngủ REM. Có thể có vài chu kỳ trên đối với giấc ngủ của trẻ. Trong vài tháng đầu, khi chuyển từ giai đoạn ngủ sâu qua ngủ lơ mơ thì trẻ sơ sinh hay bị giật mình và khó khăn để ngủ trở lại.
Các giai đoạn giấc ngủ của trẻ
Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc do đâu? Mẹo giúp trẻ ngủ ngon
Top 5 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Làm sao để giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc vào ban đêm? Để trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc, cha mẹ nên áp dụng 5 mẹo giúp bé ngủ ngon suốt đêm hữu ích sau:
Sắp xếp thời gian hợp lý cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh để bé ngủ suốt đêm
Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là gì? Kết quả một nghiên cứu có sự tham gia của 405 bà mẹ có con ở giai đoạn từ 7 - 36 tháng tuổi cho thấy trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ngủ theo thói quen có khả năng cao chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon giấc hơn và ít khóc vào ban đêm. Do đó, 1 trong 5 mẹo giúp bé ngủ ngon suốt đêm là rèn thói quen ngủ buổi tối cho bé ngay từ nhỏ, giúp bé ngủ suốt đêm:
- Cho bé đi ngủ và đánh thức bé dậy mỗi ngày cùng lúc để bé ngủ suốt đêm
- Duy trì thói quen ngủ mỗi tối như thay đồ ngủ cho bé
- Ghi nhớ những hoạt động bé thích trước khi đi ngủ và cố gắng cùng bé thực hiện. Đối với cách làm này, bé sẽ mong đợi đến giờ đi ngủ để được làm điều mình thích.
- Chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ và thoải mái, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh vì nóng quá trẻ sẽ dễ thức giấc, còn lạnh sẽ khiến bé khó chịu, dễ bị bệnh.
- Luôn giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, tắt đèn và cố gắng không thay đổi để khi bé thức giấc giữa đêm, bé cũng sẽ dễ ngủ lại.
Sắp xếp thời gian hợp lý cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh để bé ngủ suốt đêm
Tắt đèn trước khi chuẩn bị đi ngủ
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng nên để đèn sáng cho con trong khi ngủ để bé cảm thấy được an toàn. Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc em bé mẹ cũng cần lấy nhiều các vật dùng nên thường để đèn cho thuận tiện.
Tuy nhiên để đèn khi trẻ ngủ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình trao đổi chất cũng như sự phát triển của các bé. Bé khi ngủ thì cơ mí mắt sẽ khép lại để nhãn cầu được thư giãn. Tuy nhiên nếu để đèn thì ánh sáng sẽ khiến kích thích mắt của bé và làm cho mắt không được nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ánh sáng nhân tạo sẽ tạo ra các áp lực cho mắt. Nếu như áp lực này kéo dài theo thời gian sẽ làm cho trẻ rơi vào tình trạng khó ngủ hoặc không thể ngủ sâu giấc.
Vậy nên, mẹ hãy tắt đèn trước khi chuẩn bị ngủ là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm mà các mẹ không nên bỏ qua. Điều này góp phần giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Tắt đèn trước khi bé chuẩn bị đi ngủ
Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm với phương pháp quan sát tiến bộ của trẻ khi ngủ (Ferber)
Một phương pháp rèn trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm nổi tiếng là phương pháp Ferber. Mục tiêu của phương pháp này là rèn cho trẻ cách tự ngủ và khả năng ngủ trở lại khi bé thức giấc trong đêm:
- Đặt bé vào nôi khi bé đang buồn ngủ. Sau đó bạn có thể rời khỏi phòng.
- Nếu trẻ khóc, trước khi kiểm tra hay dỗ bé hãy chờ đợi vài phút. Thời gian chờ này tùy thuộc vào bạn và con bạn, có thể từ 1 - 5 phút.
- Khi vào lại phòng của bé, hãy cố gắng vỗ về bé nhưng lưu ý không bế bé lên và không ở lại quá 2 - 3 phút, ngay cả khi bé vẫn còn đang khóc. Nhìn thấy bố mẹ, bé sẽ an tâm rằng bố mẹ vẫn đang ở gần mình nên có thể sẽ tiếp tục ngủ. Đây là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả.
- Nếu bé vẫn khóc, hãy tăng dần khoảng thời gian bạn chờ đợi trước khi quay lại phòng kiểm tra bé lần tiếp theo. Ví dụ: Nếu bạn đợi 2 phút lần đầu tiên, hãy đợi 5 phút lần thứ 2 và sau đó là 10 phút ở lần tiếp theo.
- Vào hôm sau, bạn đợi 5 phút lần đầu tiên, 10 phút lần thứ 2 và 12 phút ở lần tiếp theo.
Phương pháp này có thể sẽ khó khăn trong vài đêm đầu tiên. Nhưng khi áp dụng đúng, bạn có thể thấy sự tiến bộ trong thói quen ngủ của trẻ vào ngày thứ 3 hoặc 4, thậm chí có trường hợp bé ngủ suốt đêm. Hầu hết, bố mẹ đều thấy được sự cải thiện rõ rệt trong vòng một tuần và khẳng định rằng đây là cách khắc phục hiệu quả vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm.
Phương pháp quan sát tiến bộ của trẻ khi ngủ (Ferber) giúp trẻ ngủ ngon giấc
Không vui đùa với trẻ trước khi đi ngủ
Một trong những mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm mà các mẹ không nên bỏ qua đó là không nên vui đùa với trẻ trước thời gian đi ngủ. Việc đùa giỡn quá nhiều cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc.
Bởi vì khi bé vui cười, cơ thể sẽ giải phóng một lượng Cortisol khiến cho tinh thần luôn trong trạng thái phấn chấn, kích thích. Đây cũng chính là lý do khiến trẻ rơi vào cảm giác không buồn ngủ. Cơ thể trẻ trong độ tuổi phát triển nếu không được ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
Vì vậy, bố mẹ nên tránh không vui đùa cùng các bé trước thời gian đi ngủ. Thay vào đó mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhẹ nhàng hay những bài nhạc nhẹ dàng. Điều này giúp tinh thần của bé được thư giãn và giấc ngủ sâu hơn.
Không nên vui đùa với trẻ trước khi đi ngủ
Tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ
Để giúp trẻ ngủ ngon, cần tạo môi trường ngủ thích hợp và an toàn cho trẻ:
- Để có thể thiết lập lại chu kỳ ngày đêm, mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên ban ngày, còn ban đêm chỉ để ánh sáng đèn dịu nhẹ.
- Nơi trẻ ngủ nên hạn chế tiếng động, khiến trẻ giật mình và ngủ không sâu giấc.
- Massage giúp trẻ ngủ ngon và điều chỉnh lại nhịp ngày đêm.
- Giúp trẻ khô thoáng khi ngủ: mặc quần áo thoáng mát
- Không nên để bất cứ vật mềm trong nôi trẻ (gối, túi ngủ, mền, thú nhồi bông,…).
Kết luận: Trẻ sơ sinh khó ngủ hay ngủ không sâu giấc là một trong những vấn đề thường gặp, do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ gặp phải tình trạng này. Để góp phần hỗ trợ các trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ nhanh hơn, các bạn có thể thực hiện một trong số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm ở bài viết này.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Tác hại của thức khuya? Thức khuya ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Trẻ ngủ hay giật mình có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục