Nếu chỉ nghe qua cái tên Nội Mông và Mông Cổ, phần lớn du khách có thể nhầm lẫn đây là 2 cách gọi của cùng 1 quốc gia. Mặc dù sở hữu đặc điểm địa hình và tên gọi khá tương đồng, Nội Mông và Mông Cổ lại là những vùng đất hoàn toàn khác nhau.
Mông Cổ, đôi khi còn được gọi là Ngoại Mông, là 1 quốc gia đôc lập có chủ quyền
Mông Cổ, đôi khi còn được gọi là Ngoại Mông, là 1 quốc gia đôc lập có chủ quyền và là quốc gia nội lục lớn thứ 2 trên thế giới. Mông Cổ tồn tại như một quốc gia vệ tinh của Liên Xô hầu như trong suốt thế kỷ 20. Sau nhiều biến động, Mông cổ đã thành lập được nền dân chủ với tiềm năng kinh tế đầy triển vọng dựa trên khai thác khoáng sản và dịch vụ du lịch. Phần lớn lãnh thổ của Mông cổ được bao phủ bởi thảo nguyên rộng lớn, thủ đô của nước này là Ulaanbaatar.
Khác với Mông Cổ, Nội Mông là 1 trong 5 khu tự trị của Trung Quốc, tương đương với một tỉnh trải dài từ đồng cỏ Hulunbeier ở phía đông bắc gần biên giới Nga đến phía tây sa mạc Gobi. Khu tự trị này được thành lập năm 1947, phần lớn cư dân ở vùng đất này là người Hán và người Mông Cổ chỉ chiếm một số ít. Hohhot là tên gọi của thủ phủ Nôi Mông. Đây cũng là nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn và “thành phố ma” nổi tiếng nhất Trung Quốc, Ordos.
Ngoài những đặc điểm về chủ quyền, nền văn hóa ở cả 2 vùng đất này cũng có sự khác biệt rất lớn, đầu tiên là về ngôn ngữ. Tiếng Mông Cổ Khalkha là ngôn ngữ chính tại Mông Cổ, chiếm tỉ lệ khoảng 90%. Trong khi đó, Nội Mông cổ sử dụng ngôn ngữ đa dạng hơn ở từng vùng, bao gồm một số loại ngôn ngữ như tiếng Mông Cổ, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Điểm khác biệt thứ 2 là văn hóa bản địa. Với người Mông cổ, họ đã tận dụng đặc điểm địa hình là thảo nguyên rộng lớn để phát triển chăn nuôi. Có thể nói lối sống này ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây, trở thành một phần trong nét đặc sắc về văn hóa của họ. Với khoảng 30% dân số Mông Cổ ngày nay là dân du mục hoặc bán du mục, ngựa vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày và cũng là biểu tượng cho nhiều câu chuyện, điệu nhảy hay bài hát ca ngợi. Ngược lại, văn hóa Nội Mông cổ chịu nhiều ảnh hưởng tử Trung Quốc hơn. Những bản sắc của người Mông Cổ không được phát triển mạnh mẽ tại đây, do đó nét văn hóa này cũng ngày càng bị mai một đi. Các phong tục truyền thống cũng dần mất đi tỉ lệ nghịch với sự đô thị hóa.
Và với tất cà những sự khác biệt này, câu hỏi Mông Cổ có phải là một phần của Trung Quốc cũng đã được giải đáp. Chúc Quý khách sớm có 1 chuyến đi trải nghiệm đến 2 vùng đất xinh đẹp này trong thời gian sớm nhất.
- Theo Mai Nguyễn -