Đậu bắp là loại quả phổ biến cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng với thành phần chứa nhiều vitamin C, vitamin A, axit folate và nhiều vi chất thiết yếu khác. Hẳn nhiều chị em thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không? Hay tác dụng của đậu bắp đối với bà bầu là gì? Hãy cùng Khám sản phụ khoa Hà Nội tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không? 4 lưu ý quan trọng
Trước khi đến với câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không?” Hãy cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của quả đậu bắp.
Theo Wikipedia, đậu bắp là loại quả phổ biến với nhiều tên gọi như: mướp tây, bông vàng hay okra, với tên khoa học là Abelmoschus esculentus bắt nguồn từ khu vực Tây Phi.
Nhờ vào đặc tính chịu hạn tốt mà đậu bắp được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới hay ôn đới, đặc biệt là vùng đất miền Nam Hoa Kỳ.
Tại nước ta, loại quả này sẽ được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, nơi đây có khí hậu nóng khô thích hợp cho sự phát triển của loại quả này.
- Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp
Theo nguồn trích từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), với 100 gram đậu bắp có chứa hàm lượng các thành phần dinh dưỡng như sau:
Dưỡng chấtHàm lượngTổng năng lượng33 kcalMỡ (lipid)0,2gCholesterol0mgNatri7mgKali299mgChất xơ7gCarbohydrate1,5gĐạm (Protein)1,9gVitamin C21mgVitamin A0,198mgVitamin B9 (axit folate)87,8gCanxi75mgMagie57mgMẹ bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không?
Nhờ vào thành phần dinh dưỡng đa dạng mà đậu bắp được nhiều chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đưa vào thực đơn hằng ngày.
Không chỉ cung cấp hàm lượng giàu chất xơ và năng lượng, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin C hay vitamin B9 giúp cho sự thúc đẩy khỏe mạnh của bé.
Bên cạnh đó, theo sách Đông y thì đậu bắp có tính dịu mát, ngọt chua cân bằng sẽ làm giảm viêm sưng, giảm đau, cũng như các triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ
Ngoài ra, có thể nhiều mẹ bầu sẽ có thắc mắc rằng bầu 3 tháng đầu ăn bắp được không? Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng đậu bắp để chế biến thành các món khác nhau. Sự đa dạng món ăn không chỉ giúp bữa cơm hàng ngày thêm phần ngon miệng mà còn giúp mẹ bầu được cung cấp phong phú các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
2. Lợi ích khi ăn đậu bắp với mẹ bầu 3 tháng đầu
Nếu nhìn đậu bắp dưới khía cạnh món ăn bài thuốc thì thực phẩm này có khá nhiều công dụng. Dưới đây là 8 lợi ích tuyệt vời của đậu bắp đối với sức khỏe.
Tốt cho xương khớp mẹ bầu 3 tháng đầu
Vitamin K, folate là các thành phần dưỡng chất có trong đậu bắp tốt cho xương khớp. Các dưỡng chất này góp phần lớn trong việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh loãng xương.
Vì vậy thực phẩm này nằm trong danh sách các món ăn tốt dành cho xương khớp dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Điều hòa giấc ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thì giấc ngủ là cực kỳ quan trọng. Nếu tình trạng mất ngủ thường xuyên diễn ra thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mẹ cùng sự phát triển thai nhi. Để điều hòa giấc ngủ thì mẹ bầu 3 tháng đầu nên kết hợp đậu bắp trong chế độ ăn hằng ngày. Thành phần axit amin thiết yếu có trong thực phẩm này sẽ giúp điều chỉnh sức khỏe tinh thần và hỗ trợ mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
Giảm căng thẳng tinh thần khi mang thai
Trong khoảng thời gian bầu bí, lượng hormone của chị em phụ nữ thay đổi thất thất thường. Điều này khiến cho cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược tinh thần, trì trệ và phát sinh suy nghĩ tiêu cực. Đại học Khoa học y Mazandaran tại Iran đã nghiên cứu ra rằng đậu bắp có khả năng đem đến ảnh hưởng tích cực cho những người đang bị trầm cảm.
Polyphenol và flavonoid trong đậu bắp có khả năng chống oxy hóa tuyệt đối, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình điều hòa đường huyết và dự trữ glycogen trong gan. Do đó, nguồn năng lượng tích trữ nhiều sẽ giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi và cảm thấy tràn trề sức sống hơn.
Chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu
Đậu bắp chứa nhiều hàm lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan có lợi ích hệ tiêu hóa, đặc biệt giúp mẹ bầu chống táo bón. Bởi, 100 gram đậu bắp chứa hàm lượng chất xơ tương đương với 10% chất xơ mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày.
Chất nhầy là ‘’trợ thủ đắc lực’’ có trong đậu bắp sẽ giúp điều hòa sự hấp thụ thức ăn của ruột non. Bên cạnh đó, loại rau quả này còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và ổn định chỉ số cholesterol trong máu cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Phòng dị tật bẩm sinh cho bé
Để trả lời cho câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không?” Không thể không nhắc đến tác dụng tuyệt vời của đậu bắp trong việc phòng ngừa dị tật ở thai nhi.
Theo USDA cho biết, đậu bắp có chứa nhiều axit folate, trong 100 gram đậu bắp sẽ có 87,8 gram hoạt chất này. Đây là thành phần dưỡng chất quan trọng tham gia vào nhiều giai đoạn hình thành cơ thể cũng như quá trình chuyển hóa vật chất, phát triển hệ thống thần kinh của trẻ.
Đặc biệt, khi mẹ bầu 3 tháng đầu cung cấp nguồn axit folate đầy đủ sẽ dự phòng được khuyết tật ống thần kinh cũng như các dị tật khác của thai nhi. Thời điểm 4-12 tuần thai kỳ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là thời gian nên thực hiện bổ sung đậu bắp vì đây là giai đoạn não bộ và tủy sống phát triển, bổ sung loại quả này sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Hỗ trợ đào thải độc tố cho mẹ bầu
Đậu bắp có tác dụng ổn định lượng glucose trong máu nhờ vào hàm lượng chất xơ và chất nhầy phong phú. Hơn nữa, lượng hoạt chất này còn giúp chất thải di chuyển nhanh hơn qua ruột và dễ dàng đi ngoài.
Tốt cho mẹ bầu mắc bệnh hô hấp, hen suyễn
Vitamin C có nhiều trong đậu bắp mà vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng trong việc đẩy lùi các bệnh đường hô hấp. ví dụ như giảm cơn hen suyễn. Khi cơ thể tiêu thụ vitamin C hằng ngày, thậm chí là chỉ với lượng thấp cũng sẽ làm giảm đi các triệu chứng khò khè ở trẻ, đặc biệt hơn là với đối tượng người bệnh nhạy cảm với thời tiết.
Làm đẹp da và kiểm soát cân nặng hiệu quả cho bà bầu
Trong đậu bắp chứa hàm lượng vitamin C và K giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Khi cơ thể được bổ sung đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen, đồng thời các vùng da bị hư hại được phục hồi nên sẽ mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung hơn.
Khuyến khích đưa đậu bắp vào thực đơn giảm cản vì khi ăn sẽ giúp bạn cảm thấy nhanh no và no lâu, từ đó sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác, đặc biệt là ít ăn vặt, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Hơn hết, lượng calo của loại thực phẩm này là rất ít nên dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân..
3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp cần lưu ý gì
Bên cạnh ăn ngon thì việc đảm bảo an toàn sức khỏe cũng rất quan trọng. Một món ăn ngon trước hết cần lựa chọn được nguồn thực phẩm tươi ngon, sau đó mới đến cách chế biến.
Để mua được thực phẩm sạch và tươi ngon, mẹ bầu nên chọn mua ở những địa chỉ đáng tin cậy, có dấu kiểm dịch.
- Nguồn gốc: Nên lựa chọn đậu bắp có nguồn gốc từ các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn vệ sinh hoặc giấy chứng nhận VietGAP (giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác).
- Bảo quản: Nên lựa chọn đậu bắp có thùng chứa, bao gói, dây buộc hợp vệ sinh. Thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp phải có trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm.
- Hình thức: Nên lựa chọn đậu bắp ở những địa chỉ cung cấp uy tín. Chọn lựa được thực phẩm tươi mới, không bị dập nát.
Ngoài ra, đậu bắp cũng nên được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Vì thực phẩm này có thể tồn tại dư lượng thuốc trừ sâu hoặc phân bón gây hại cho sức khỏe. Nếu nhận thấy cơ thể đang có bất kỳ phản ứng nào sau khi ăn rau quả này, mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhé.
Đậu bắp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là 4 nhóm người không nên ăn đậu bắp:
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn đậu bắp
- Người mắc bệnh đường ruột: Dù rằng đậu bắp kích thích hệ tiêu hóa và tốt cho dạ dày nhưng đối với người đang mắc bệnh lý về đường ruột lại không nên ăn nhiều. Nguyên nhân do trong đậu bắp có chứa fructan - một dạng carbohydrate có thể gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, những người mắc hội chứng ruột kích thích cũng không nên ăn đậu bắp.
- Người đau khớp hoặc viêm khớp: Solanine - hoạt chất có trong đậu bắp, không có lợi đối với bệnh viêm khớp. Thậm chí sẽ làm cho bệnh tình ngày một tiến triển nặng hơn. Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về việc hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa solanine nhưng tốt nhất chị em nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh gây kéo dài tình trạng viêm.
- Người đang mắc bệnh sỏi thận: Trong đậu bắp có chứa một lượng lớn oxalate dễ hình thành nên sỏi thận với dạng calcium oxalate. Vì vậy, người mắc bệnh sỏi thận không nên sử dụng loại thực phẩm này.
- Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu: Vitamin K giúp đông máu và trong đậu bắp thì dồi dào hàm lượng chất, có thể ảnh hưởng đến những người sử dụng thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu giúp người bệnh ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông - nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Sử dụng nhiều đậu bắp vào chế độ ăn hằng ngày có thể khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
4. Một số câu hỏi thường gặp của mẹ bầu về đậu bắp
Câu 1: Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bao nhiêu đậu bắp thì tốt? Ăn nhiều có được không?
- Dù đã nói rằng đậu bắp là loại thực phẩm có nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn quá nhiều trong một ngày.
- Chị em cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng với đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu bao gồm: Protein (đạm); Mỡ (lipid); Tinh bột (carbohydrate); Chất xơ, chất khoáng và vitamin.
Câu 2: Bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp khi đói có sao không?
- Chị em nên kết hợp chế biến đậu bắp với nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Lượng đậu bắp nên ăn mỗi ngày chỉ nên từ 3 - 5 trái và không ăn lúc đói để tránh gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Song song với bổ sung thực đơn dinh dưỡng cần thiết là chế độ vận động hàng ngày, mẹ bầu nên hoạt động thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp tăng cường cho sức khỏe mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, vận động thường xuyên sẽ giúp thời điểm “sinh nở” nhẹ nhàng hơn.
Trên đây là bài viết của Khám sản phụ khoa Hà Nội về câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không?”. Hy vọng với bài viết, chị em đã có thể biết được thêm những thông tin cơ bản về chủ đề này. Nếu chị em còn đang phân vân có nên đưa đậu bắp vào thực đơn bữa ăn hàng ngày hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa sản ngay nhé!