TRĨ CÓ TỰ KHỎI KHÔNG? KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT TRĨ
Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạnh, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bạn
Do e ngại và chủ quan, nhiều người chỉ đi khám khi bệnh trĩ đã kéo dài và có biến chứng nặng như: đau do tắc mạch, chảy máu kéo dài khi đại tiện, có trường hợp phải truyền máu cấp cứu. Bệnh trĩ không thể tự khỏi, nếu điều trị không đúng phương pháp có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ống hậu môn, áp xe…
Trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ tả là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng ống hậu môn và trực tràng. Chúng có thể mở rộng, làm phồng các mạch máu trong và xung quanh hậu môn trực tràng dưới. Vì các mô đệm bị căng ra, khiến thành mạch mỏng và dễ chảy máu.
Bệnh trĩ có mấy cấp độ và khi nào cần phẫu thuật?
Bệnh trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại:
Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng). Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Phân độ trĩ nội: Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh trĩ?
Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, số lượng người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Trước đây, bệnh trĩ gặp nhiều ở người có độ tuổi ngoài 30 nhưng trong những năm gần đây căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, ngay cả những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường cũng mắc phải căn bệnh này.
Những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây trĩ có thể kể đến như:
- Táo bón hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Thừa cân và béo phì.
- Những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt…. hay những người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu về tim dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung hoặc khi mang thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu về tim gây giãn tĩnh mạch.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Ban đầu, bệnh trĩ có thể không gây ra bất kỳ vấn đề hay triệu chứng nào. Sau khi phát triển, trĩ có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Ngứa ngáy xung quanh hậu môn
- Hậu môn đau và kích ứng, đặc biệt là khi đi cầu
- Nóng rát xung quanh hậu môn
- Xuất hiện cục u hoặc sưng gần hậu môn
- Da khu vực sưng tấy đổi sang màu hơi xanh
- Khi đi cầu, có máu trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu
- Máu chảy thành giọt hoặc bắn tia ở giai đoạn nặng
Mặc dù phần lớn các trường hợp trĩ giai đoạn sớm có thể tự khỏi bằng cách thay đổi lối sống mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy đau và khó chịu xung quanh hậu môn khi ngồi hoặc khi đi cầu. Nếu bạn đi ngoài phân đen hoặc có máu trong phân, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng khác.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Mọi người thường xem bệnh trĩ là một vấn đề tế nhị và ít khi đi khám. Nhưng bạn không cần lo lắng, hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ vì đây chỉ đơn giản là một chứng bệnh thường gặp. Bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, kê thuốc trong trường hợp trĩ nhẹ. Đối với tình trạng trĩ nặng, cần phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
1. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Một số biện pháp tại nhà có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ như:
- Bổ sung nhiều chất xơ và nước. Chất lỏng cùng với chất xơ có thể giúp làm mềm phân, giúp đi cầu dễ dàng hơn. Chất xơ có thể bổ sung qua thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, các loại đậu, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây tươi.
- Kiêng ăn chất cay (tiêu, ớt…)
- Tập thể dục. Mỗi ngày vận động 20-30 phút có thể kích thích chức năng ruột, giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn. Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu.
- Tập thói quen đi cầu đều đặn. Nếu cảm thấy muốn đi cầu, hãy đi ngay lập tức. Khi bạn nhịn, phân có thể trào ngược lên gây áp lực.
- Ngâm nước ấm. Ngâm hậu môn bằng nước ấm 10-15 phút sau khi đi cầu có thể giúp giảm các triệu chứng.
- Sử dụng thuốc. Thuốc bôi hoặc nhét trị bệnh trĩ có thể giúp làm dịu cơn đau, nóng rát và sưng ngứa.
2. Điều trị ngoại khoa
Đối với trĩ cấp độ 3, 4, trĩ hỗn hợp hoặc các biện pháp điều trị tại nhà không có hiệu quả, bạn cần thực hiện thủ thuật như:
- Trĩ ngoại tắc mạch, huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách cắt bỏ
- Thắt búi trĩ bằng dây thun để ngăn chặn lưu thông tuần hoàn đến búi trĩ, kết quả là búi trĩ sẽ co lại và tự rụng đi.
- Chích xơ làm giảm kích thước búi trĩ
- Cắt búi trĩ bằng một số phương pháp phẫu thuật khác: Milligar Morgan, Longo,…
Việc điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sa búi trĩ hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh trĩ là?
Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng dưới đây, mặc dù ít gặp:
- Thiếu máu: Nếu bệnh trĩ chảy máu quá nhiều có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Một số vấn đề liên quan đến thiếu máu như: mệt mỏi, khó thở, đau đầu và chóng mặt.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào búi trĩ gây chảy máu và nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến áp xe và sốt.
- Đau đớn dữ dội. Khi búi trĩ sa xuống hoặc hình thành huyết khối trong trĩ, nó có khả năng gây ra các cơn đau khó có thể chịu nổi.
Để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, bạn nên thường xuyên cập nhật kiến thức và duy trì các biện pháp ngăn ngừa bệnh trĩ như bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn, uống đủ nước, vận động hợp lý,… Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh để được nhận các dịch vụ chăm sóc tốt nhất với chi phí phải chăng. Mọi thông tin cần thiết xin liên hệ 028.3863.2553 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ
? Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe
? Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
? Website: benhvienvanhanh.com
? Fanpge: Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh
? Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
BẢN ĐỒ HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐẾN BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN HẠNH