Khi nhắc đến du lịch Quảng Trị, đa số chúng ta đều nghĩ đến mãnh đất gắn liền với bom đạn, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng oanh liệt kiên trung. Ngày nay, ngoài lịch sử đấu tranh oanh liệt, Quảng Trị còn có nhiều điểm tham quan du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng. Quảng Bình Travel chia sẻ những điểm tham quan du lịch Quảng Trị, về vùng đất, con người nơi đây.
Giới thiệu về Quảng Trị
Quảng Trị ở đâu? Lịch sử hình thành như thế nào?
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình; phía Đông giáp với biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan của Cộng hòa Dân chủ Lào.
Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, từ thời Hùng Vương vùng Quảng Trị ngày nay được cho là thuộc lãnh địa bộ Việt Thường. Từng có thời gian, Quảng Trị thuộc vương quốc Lâm Ấp. Trong thời kháng chiến, đây là mảnh đất chịu nhiều đau thương, là nơi đặt ranh giới hai miền Bắc Nam tại cầu Hiền Lương - sông Bến Hải gần hai mươi năm.
Khí hậu, thời tiết và cảnh quan của Quảng Trị
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy Quảng Trị có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào. Tuy nhiên nếu chọn du lịch Quảng Trị thì bạn nên tránh các tháng mà tỉnh chịu tác động của gió phơn Tây Nam từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa báo từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm.
Quảng Trị có dáng tự vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển, có đủ 3 dạng địa hình đồi núi trung du và đồng bằng duyên hải, và địa hình ven biển, tuy nhiên khá là đốc. Với địa hình đa dạng, Quảng Trị có những cảnh quan cũng đa dạng từ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đến các bãi biển thơ mộng ven biển,
Quảng Trị có nhiều lợi thế để và tiềm năng khai thác du lịch. Về mặt lịch sử, nơi đây từng là trung tâm nối giữa hai miền Nam, Bắc của Việt Nam, trong suốt thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, vùng đất này bị tàn phá dữ dội bởi bom đạn. Là vùng đất có nhiều “địa chỉ đỏ” là lợi thế cho các hoạt động du lịch giáo dục, tìm hiểu lịch sử. Một số điểm tham quan như: Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, Khe Sanh,…
Quảng Trị có 4 huyện giáp biển, trong đó có Cửa Tùng, cửa Việt, bãi tắm Thẩm Khê,…đặc biệt là huyện đảo Cồn Cỏ đang rất được quan tâm. Phía miền núi, bạn có thể thăm quan núi Ta Lung, núi Klu, sông Đakrông,… kết hợp thăm các bản làng của người Vân Kiều, Pa Cô.
Top 12 địa điểm du lịch Quảng Trị nổi tiếng nhất 2024
1. Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị, địa danh gần 50 năm về trước đã thức tỉnh lương tri loài người trên thế giới bởi cuộc đọ sức quyết liệt của quân giải phóng trong cuộc chiến 81 ngày đêm, mùa hè lịch sử năm 1972 chống lại cuộc phản kích tái chiếm của quân đội Sài Gòn.
Sự kiện lịch sử đó đã viết lên một khúc tráng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và trở thành một di sản văn hóa tiêu biểu của đất nước. Thành cổ Quảng Trị không chỉ là tâm điệp về sự tàn khốc ác liệt của bom đạn, mà còn là sự tàn khốc ác liệt của từng số phận con người trong cuộc chiến.
Cuộc chiến này diễn ra, trong thời điểm trong thời điểm hết sức nhạy cảm có sức quyết định khi mà thần bài trên chiến trường đều tác động đến vị thế của mỗi bên trên bàn đàm phán của hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hòa bình ở Việt Nam.
Vì vậy, để giữ vững thành cổ và thị xã Quảng Trị hàng ngàn chiến sĩ Giải phóng quân trên khắp cả nước và đồng bào cả nước đã chiến đấu anh dũng và vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này. Các anh hi sinh nhưng có những anh hình hài không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương thịt của các anh đã hòa vào lòng đất để mỗi tấc đất, cành cây, ngọn cỏ mỗi bước chân của chúng ta vào thành cổ hôm nay thấm máu của biết bao liệt sĩ.
Sự hi sinh và cống hiến của những người con với lý tưởng cách mạng dã dựng lên một tượng đài về khát vọng độc lập và để lại cho thế hệ sau một triết lí sống cao đẹp, sự hiến dâng hơi thở cuối cùng vì sự vinh danh của tổ quốc.
Với những ý nghĩa và giá trị lịch sử đó, thành cổ Quảng Trị đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo trở thành một khu tưởng niệm để tri ân các anh hùng liệt sĩ, xây dựng thêm bảo tàng để lưu giữa những hiện vật, những bức ảnh của cuộc chiến này.
Nếu đã chọn du lịch Quảng Trị thì thành cổ là điểm bạn nhất định phải tới, thắp một nén nhang cho người nằm dưới cỏ xanh non tơ. Cách đó chừng 1 Km (từ cửa chính của thành) là dòng sông Thạch Hãn.
“Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”
(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)
Thành cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đã đi vào thơ ca như những trang sử bi tráng thấm đượm máu và hoa. Đến đây vào dịp giải phóng miền Nam 30/04, Quốc khánh 02/09, đặc biệt là dịp 27/07 - ngày thương binh, liệt sĩ bạn sẽ được cùng bà con thị xã Quảng Trị thả hoa đăng xuống dưới dòng sông Thạch Hãn. Nhưng khác với cảm giác thơ mộng ở Hội An, hoa đăng ở Thạch Hãn nó lạ lắm. Hãy đến đây để có cảm nhận bạn nhé!
2. Làng cổ Bích La
Làng cổ Bích La được hình thành bởi các đợt di cư vào Nam của bà con ngoài Bắc, từ thời chúa Nguyễn. Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bà con làng Bích La vẫn giữa được những nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc truyền thông.
Đây không chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều hiền tài và nhân kiệt vang danh khắp đất nước. Mà trong thời kỳ chiến tranh với Mỹ và Pháp, Bích La cũng là căn cứ cách mạng quan trọng trong chiến thắng ở Thành cổ Quảng Trị, bị địch bắn phá ác liệt.
3. Biển Cửa Tùng
Bãi biển Cửa Tùng nằm ở huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị có bờ cát mịn, trắng phau, thoai thoải giữa làn nước mát xanh trong. Vào mùa hè, khi những cơn gió Lào mang hơi nóng hầm hập, khô rang thổi qua vùng đất nắng gió miền Trung, thì ở Cửa Tùng càng trở nên hấp dẫn với du khách.
Trông con mắt của người nước ngoài, Cửa Tùng là “Nữ hoàng của các bãi biển”. Lareine des plages - Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa Tùng. Vua Bảo Đại khi đến Cửa Tùng đã cho làm bãi tắm riêng và được mệnh danh là “Nữ hoàng” của các bãi tắm. Du lich Quảng Trị đang rất trú trọng kêu gọi đầu tư, dự kiên trong tương lai, Của Tùng sẽ có một khu Rerost đẹp, sang trong và hấp dẫn khách du lịch.
4. Địa Đạo Vịnh Mốc
Địa đạo Vịnh Mốc cùng nằm ở huyện Vĩnh Linh, khá gần Cửa Tùng. Đây là công trình kiến trúc quân sự kỳ vĩ dưới lòng đất, ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với khẩu hiệu “quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực” quân dân Vĩnh Linh đã tiến hành đào hầm hào, với nhiều công năng: trụ sở, kho hậu cần, trường học, bệnh viện, khu vực sinh hoạt của từng gia đình…, được bố trí khắp các điểm dân cư, dọc đường đi, ven ruộng, bờ biển, được nối thông nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt thay cho đường trên mặt đất.
Tính từ cuối năm 1965 đến năm 1968, toàn huyện Vĩnh Linh có khoảng 114 địa đạo với tổng chiều dài hơn 40km, hệ thống giao thông hào hơn 2.000km và hàng trăm tiểu đạo khác, trở thành những “làng hầm” - lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, thể hiện ý chí với phương châm: “Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, bám trụ chiến đấu bảo vệ quê hương và giữ thông mạch máu ra tiền tuyến.
5. Đảo Cồn Cỏ
Cồn Cỏ là một huyện đảo thuộc Quảng Trị, là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ - Cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ. Đảo Cồn Cỏ còn là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, đây cũng là nơi gắn liền với những trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ biển đảo, thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng.
Tại đảo có hai bến là bến Nghè và bến Tranh, điểm du lịch tự nhiên đẹp nhất đảo. Tại bến Nghè, là nơi đón những ánh nắng đầu tiên của đảo, gió biển lồng lộng cùng những làn sóng xô vào đá, những cây bàng vuông vươn mình ra phía biển như đang dang tay, vững chãi chắn bão táo cho hòn đảo nhỏ. Sang đến bến Tranh, bãi tắm ở đây rất trong mát, có đầy đủ các dịch vụ cho thuê áo phao, kính bơi, dụng cụ để lặn ngắm san hô.
Cồn Cỏ được hình thành từ nham thạch núi lửa. Chính vì vậy, bãi đá có màu đen tuyền rất đặc trưng. Nếu có dịp du lịch Quảng Trị hãy ghé thăm đảo Cồn cỏ để trải nghiệm cuộc sống của bà con trên đảo, góp phần thúc đẩy kinh tế, khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
6. Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang
Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang nằm ở huyện Hải Lăng, Quảng Trị thuộc Tổng Giáo phận Huế. Nơi đây đã phải trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử, thời gian.
Theo truyền thuyết và sự tích kể lại, thì đây là nơi Đức mẹ hiện ra để chỉ dẫn, an ủi các giáo dân chạy nạn trước sự truy lùng của quân Tây Sơn thời vua Cảnh Thịnh với chiếu chỉ cấm đạo.
Kiến trúc của nhà thờ ở đây tuân thủ theo lối kiến trúc truyền thống của các công trình xây dựng nhà thờ Công giáo. Ở trung tâm của trung tâm hành hương, ngày nay còn lại di tích tháp chuông của Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang. Công trình này được xây dựng từ năm 1924 - 1929, đại trùng tu năm 1959.
Vào mùa hè năm 1972, Vương Cung Thánh Đường đã bị hủy hoại do chiến tranh. Hiện nay, Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang đã có những lần trùng tu và bổ sung thêm nhiều công trình. Nếu đã chọn du lịch Quảng Trị, hãy ghé thăm Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang, tìm hiểu về sự giao thoa văn hóa, tín ngưỡng Á - Âu tại đây.
7. Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải
Trong lịch sử giữ nước của nhân dân ta, có những con sông, mỏm núi, ngôi làng, con dốc, cây cầu,… đã trở thành huyền thoại, hóa thân thành chứng tích lịch sử quan trọng, gắn bó sống đọng trong tâm thức người Việt trong đó, có cây cầu lịch sử- cầu Hiền Lương. Và con sông một hình ảnh đẹp về quê hương, về sự bình yên. Thế nhưng lại có một con sông phải mang trong mình nỗi uất hận, oằn mình chịu cảnh chia cắt quê hương chia cắt đất nước, một con sông bị xẻ làm đôi 2 bờ giới tuyến đó là sông Bến Hải.
Cầu Hiền Lương là cây cầu nối liền quốc lộ AH1(tuyến đường xuyên Á), bắc qua sông Bến Hải thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại nơi này đã từng phải chịu nỗi chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam hơn 20 năm ròng rã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
8. Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn
Chiến tranh đi vào ký ức, nhưng những vết thương vẫn luôn in hằn vết sẹo mãi không thể nào quên. Nghĩa trang Trường Sơn như một minh chứng cho tội ác của kẻ thù và cũng là sự bi tráng của những người con đất Việt hy sinh tính mạng và tuổi xuân, đặt vận mệnh của đất nước lên trên tất cả để giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập 10.263 mộ chí liệt sĩ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn - còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh.
Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38 km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc.
Tổng diện tích nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là 39,8 ha; với 5 khu được tọa lạc trên những vạt đồi bạt ngàn, cạnh thượng nguồn sông Bến Hải. Đây là nơi quy tập 10.263 hài cốt các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Tháng 10/1975 nghĩa trang bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào 2 năm sau đó.
Từ cuối năm 1974, những ngôi mộ liệt sĩ đầu tiên đã được quy tập về đây. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 20.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn và hơn một nửa trong số đó vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Trong các cung đường du lịch Miền Trung rất nhiều những điểm thăm quan thú vị, hấp dẫn, nhưng đi bạn cũng đừng quên thắp nén những cho người đã nằm xuống vì quê hương đất nước nhé! Đây là điểm tham quan du lịch Quảng Trị mà bạn không nên bỏ qua.
9. Khe Sanh
Khe Sanh là tên một thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa - Quảng Trị. Đây là địa danh gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc. Vào những năm 1965 tới năm 1966, quân đội Mỹ và chính quyền tay sai đã chọn Khe Sanh là cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9.
Khe Sanh cùng với Làng Vây, Tà Cơn được quân đội Mỹ và chính quyền ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn coi là “ba mắt thần”. Với hy vọng có thể chia cắt được đường mòn Hồ Chí Minh và ngăn chặn được sự chi viện sức người sức của của quân dân miền Bắc cho miền Nam ruột thịt.
Vào đầu năm 1968, quân dân ta đã mở chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, sau 170 ngày đêm tiến công, tới ngày 9/7/1968 Khe Sanh đã được giải phóng hoàn toàn. Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của miền nam được giải phóng.
Du lịch Quảng Trị đến với Khe Sanh bạn còn có thể ghé thăm một số điểm tham quan khác như bảo tháp Khe Xanh, đèo Sa Mù, thác Chênh Vênh, thác Tà Phồng, thác Ồ Ồ, nhà tù Lao Bảo,…
10. Cửa khẩu Lao Bảo
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào. Đây là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây nối 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự đặc biệt của khu vực cửa khẩu này là nằm đối diện với khu thương mại biên giới Savanh của Lào vì thế khu du lịch Lao Bảo bạn sẽ có dịp mua sắm nhiều thứ với giá thành hấp dẫn.Trong tour du lịch Quảng Trị qua của khẩu Lao Bảo, sau khi hoàn thành các thủ tục, bạn có thể trong vòng 1 ngày ăn cơm 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan.
11. Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
Nếu là người yêu thích khám phá núi non hùng vĩ, ngắm nhìn những cánh rừng bạt ngàn, thả mình xuống những con suối trong lành, mát rượi thì khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là nơi dành cho bạn khi du lịch Quảng Trị.
Đây là một trong hai khu bảo tồn còn giữ lại diện tích rừng thường xanh đất thấp lớn nhất miền Trung Việt Nam ( còn lại là KBTTN Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nơi này cũng là nơi ghi nhận những loài thú quý hiếm đang bị đe dọa như Vọoc vá, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Vượn đen má hung. Đặc biệt, hai loài thú mới là Sao la và Mang lớn đã được phát hiện trong khu vực.
12. Thăm bản làng của người Pako và Bru Vân Kiều
Người Pako và Vân Kiều là 2 nhóm đồng bào dân tộc mang họ Bác Hồ, sinh sống ở huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức, khi lên danh sách cho bài con dân tộc Pako và Vân Kiều, cán bộ hỏi tên họ của đồng bào thì họ nhận là con cháu Bác Hồ.
Đến năm 1957, Bác vào thăm chiến trường Quảng Trị, ông Hồ Ray và một số đồng bào đã tìm gặp, xin Bác để xin cho đồng bào Vân Kiều, Pa Cô được mang họ Hồ của Người. Đồng bào hai dân tộc vùng cao thực chất không phải không có họ riêng của mình, đồng bào chúng tôi có đến gần 70 họ khác nhau nhưng muốn được mang họ Hồ của Người như một biểu tượng của tấm lòng thành kính, thủy chung đối với Đảng, với Bác Hồ.
Người Pako và Bru Vân Kiều có một gia tài nhạc cụ rất phong phú. Mỗi loại nhạc cụ để phục vụ một lễ hội khác nhau. Nếu như trong tục đi sim, người Bru Vân Kiều, Pa Kô sử dụng đàn Ta lư và sáo Khui thì “lễ tế thần linh, lễ tang phải có thanh la, chiêng, trống; mừng lúc mới phải có nhạc cụ xa rờ; lễ cúng cầu hồn phải có sáo pi…”
Người Bru Vân Kiều, Pa Kô có nhiều nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát được gìn giữ đến tận bây giờ. Nếu có dịp du lịch Quảng Trị, hãy ghé thăm những ngôi làm của người Pako và Vân Kiều, họ rất mến khách sẽ sẵn sàng tiếp đón bạn vàn bạn có thể tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, những câu chuyện về Đảng và Bác Hồ,…
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu các điểm du lịch Quảng Trị để du khách có thể tham khảo. Ngoài ra có rất nhiều điểm du lịch khác mà du khách có thể tham khảo thêm.