Giới thiệu sách giáo khoa Công Nghệ 10 Trồng trọt Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Sách giáo khoa Công Nghệ 10 Trồng trọt Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Tổng chủ biên: Lê Huy Hoàng
Chủ biên: Đồng Huy Giới
Tác giả: Lê Ngọc Anh, Nguyễn Anh Đức, Bùi Thị Thu Hương, Vũ Văn Liết, Nguyễn Ích Tân, Bùi Ngọc Tấn
Sách giáo khoa Công Nghệ 10 Trồng trọt Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn theo định hướng cung cấp cho các em những kiến thức, kĩ năng cốt lõi, chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, giúp các em được tiếp cận với những công nghệ hiện đại trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới
Nội dung môn học được biên soạn theo hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt động trong các bài học là công cụ hữu ích giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động day kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Giúp các em học sinh có nhiều cơ hội hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung cốt lõi và các năng lực đặc thù của môn Công nghệ.
Sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và tư tưởng sư phạm trong các bài học tạo thuận lợi cho các em học sinh tự khám phá, lĩnh hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề lí thú của thực tiễn trồng trọt.
Sách giáo khoa Công Nghệ 10 Trồng trọt Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến phát triển được những năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học liệu khám phá nội dung cuốn sách trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Công Nghệ 10 Trồng trọt Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống gồm có các nội dung chính như sau:
Chương I: Giới thiệu chung về trồng trọt
Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt
Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
Ôn tập chương 1
Chương II: Đất trồng
Bài 3: Giới thiệu về đất trồng
Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
Bài 5: Giá thể trồng cây
Bài 6: Thực hành: Xác định độ chua và độ mặn của đất
Ôn tập chương 2
Chương III: Phân bón
Bài 7: Giới thiệu về phân bón
Bài 8: Sử dụng và bảo quản phân bón
Bài 9: Sử dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Bài 10: Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hoá học
Ôn tập chương 3
Chương IV: Công nghệ giống cây trồng
Bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng
Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
Bài 13: Nhân giống cây trồng
Bài 14: Thực hành: Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép
Ôn tập chương 4
Chương V: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ
Bài 16: Một số hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Ôn tập chương 5
Chương VI: Kĩ thuật trồng trọt
Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt
Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt
Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt
Bài 22: Dự án trồng hoa trong chậu
Ôn tập chương 6
Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao
Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao
Bài 24: Một số công nghệ cao trong trồng trọt
Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất
Ôn tập chương 7
Chương VIII: Bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Bài 27: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt
Bài 28: Thực hành: Sử dụng rơm, dạ để trồng nấm rơm
Ôn tập chương VIII