Theo quan niệm phương đông, vạn niên thanh có nghĩa là 100 năm, đây là loại cây phong thủy được trồng rất nhiều dùng để làm cảnh và phong thủy trong mỗi gia đình. Vậy cây vạn niên thanh hợp tuổi gì? Có công dụng như thế nào? Cách trồng và chăm sóc vạn niên thanh ra sao? Hãy cùng Greenworks tìm hiểu về cây vạn niên thanh qua bài viết bên dưới nhé.
Nguồn gốc và đặc điểm cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh, còn được biết đến với tên gọi khác là hoa vạn niên thanh, vạn niên thanh hoa, thuộc họ Ráy (Araceae), có nguồn gốc từ Colombia và Brazil.
Đặc điểm nổi bật của loại cây này là dáng hình cụm lá xanh, tạo nên sự tươi mới và trẻ trung cho không gian nơi bạn trồng. Với sở thích ưa bóng râm và khí hậu mát mẻ, bạn có thể thoải mái trồng vạn niên thanh trong nhà mà không lo cây thiếu ánh sáng.
Vạn niên thanh có đến hơn 50 loại khác nhau, nhưng hai loại phổ biến nhất là vạn niên thanh bẹ và vạn niên thanh lá đốm. Ngoài ra, còn có các loại khác như vạn niên thanh mép vàng, vạn niên thanh mép trắng và một số biến thể khác về kích thước và màu sắc của lá như vạn niên thanh lá đỏ, lá to, lá nhỏ, mọc lùn.
Gần đây, loại cây vạn niên thanh đỏ đang trở nên phổ biến trong cộng đồng những người yêu cây cảnh, vì màu sắc độc đáo, bắt mắt, đặc biệt thích hợp trang trí nhà cửa trong dịp Tết.
Công dụng của cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh trang trí không gian nội thất
Cây vạn niên thường dùng để trang trí nội thất, bàn làm việc và không gian sống, tạo nên một môi trường xanh mát và tràn đầy sức sống.
Cây vạn niên lọc không khí
Cây vạn niên có tác dụng lọc không khí rất tốt và giảm ảnh hưởng của tia bức xạ từ thiết bị điện tử như máy tính, tivi. Ngoài việc cải thiện chất lượng không khí, cây vạn niên còn mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu, giúp tăng cao hiệu suất làm việc.
Cây vạn niên thanh chữa bệnh
Theo một số nghiên cứu, cây vạn niên thanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và có thể hỗ trợ điều trị bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây này với mục đích điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ý nghĩa cây vạn niên thanh trong phong thủy
Ngoài những tác dụng tuyệt vời kể trên, cây vạn niên thanh trong phong thủy còn mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Do đó, nó thường được sử dụng làm quà biếu trong các dịp đặc biệt như tết đến, báo hỷ hay mừng tuổi với hy vọng mang lại may mắn và sung túc cho gia đình.
Cây vạn niên thanh hợp tuổi gì?
Theo phong thủy, cây vạn niên thanh rất hợp với người mang mệnh Thuỷ và mệnh Kim, do màu của lá vạn niên thanh mang sắc xanh và trắng. Đặc biệt, vạn niên thanh phù hợp cho nam và nữ tuổi Thìn. Trồng cây vạn niên thanh trong nhà giúp thuận lợi trong đường công danh, hóa giải sao xấu và đem lại may mắn, sung túc cho người tuổi Thìn.
Cách phân biệt cây vạn niên thanh
Cây Vạn Niên Thanh thường bị nhầm lẫn với cây trầu bà do ngoại hình khá giống nhau. Để phân biệt, bạn có thể dựa vào các điểm sau:
- Lá vạn niên thanh có gân màu trắng loang rộng trên nền xanh lục của lá, đây là điểm nhận biết dễ nhất của cây.
- Thân cây có nhiều bẹ lá vòng quanh, dễ trồng và không mọc quá lớn.
- Hoa vạn niên thanh có màu trắng, nhưng nó rất ít khi ra hoa.
Cách trồng cây vạn niên thanh
Trồng trong đất
Bước 1: Trộn đất với xơ dừa, trấu với tỉ lệ 1 đất : 2 trấu, cùng với phân đã được ủ sẵn để đất tơi hơn.
Bước 2: Đặt cây vào chậu sao cho phần rễ thấp hơn phần miệng chậu từ 3-5cm. Lấp đất lại và tưới nước nhẹ nhàng cho cây.
Trồng thủy sinh:
Bước 1: Đổ nước vào khoảng 2/3 chậu và nhỏ thêm vài giọt thủy sinh dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.
Bước 2: Sau đó, cho cây vào chậu.
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Tưới nước: vạn niên thanh là loại cây ưa ẩm, sợ khô hạn. Bạn nên phun sương vào lá và đất mỗi ngày giúp cây luôn xanh mướt. Chỉ cần tưới một lượng nước đủ làm ẩm đất, tránh tưới quá nhiều gây thối rễ.
Bón phân: Trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm cây phát triển mạnh nhất trong năm, bạn nên bón phân bằng bánh dầu và tưới nước mỗi 10 ngày một lần. Vào mùa thu, bạn có thể bón phân cho cây 2 lần, vào mùa xuân thì bón phân mỗi 1-2 tháng để cây luôn xanh tươi.
Tỉa cành: Vào khoảng tháng 5, bạn nên tỉa bớt những lá già đi để kích thích lá non phát triển.
Nhân giống: Để nhân giống vạn niên thanh, bạn có thể chọn tách cây hoặc giâm cành, phổ biến hơn là phương pháp giâm cành. Để giâm cành, đầu tiên, bạn cắt đoạn cành có chiều dài khoảng 7-10 cm, bỏ lá và nhúng đoạn cành vừa cắt vào bột tro hoặc bột lưu huỳnh, sau đó bọc lại bằng nilon. Sau khoảng 15 - 25 ngày, cây sẽ phát triển rễ và có thể mang đi trồng.
Những câu hỏi thường gặp về cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh có độc không?
Lá của cây vạn niên thanh chứa chất calcium oxalate, nên bạn không được tiếp xúc hoặc nuốt phần nhựa lá. Tiếp xúc với phần nhựa lá có thể gây bỏng, viêm mạc miệng, khó thở, dị ứng da,…
Nếu nhà bạn có trẻ em dưới 6 tuổi, cần chú ý không để trẻ hái, nhai hoặc nuốt lá của cây này. Tốt nhất là không nên trồng loại cây này trong nhà nếu có trẻ nhỏ.
Nên tặng cây vạn niên vào dịp nào?
Nên tặng cây vạn niên thanh trong các dịp đặc biệt như khai trương, khánh thành và năm mới.
Cây vạn niên thanh đỏ có ý nghĩa gì?
Cây vạn niên thanh đỏ có ý nghĩa sung túc, mang lại may mắn và thành công cho gia chủ. Trong hôn nhân, vạn niên thanh đỏ có ý nghĩa như một lời chúc như ý, còn trong các dịp mừng thọ, nó lại là biểu tượng của sự trường thọ và hạnh phúc.
Cây vạn niên thanh có hoa không?
Mặc dù thường chỉ ra lá nhiều hơn là ra hoa, nhưng nếu áp dụng điều kiện chăm sóc đặc biệt, cây vạn niên thanh hoàn toàn có thể nở hoa. Hoa của cây thường có màu trắng, xuất hiện vào đầu mùa hè. Sau khi nở hoa, cây sẽ tạo quả hình cầu, ban đầu có màu xanh lá và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ rực rỡ.
Như vậy, qua bài viết, bạn đã được tìm hiểu về những công dụng đặc biệt của cây vạn niên thanh. Nếu bạn muốn khám phá thêm về các loại cây cảnh, cách chăm sóc sân vườn và các dụng cụ chăm sóc sân vườn, hãy truy cập trang web Greenworks để có để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!