Để tạo nên bố cục phong thủy thuận lợi cho gia chủ, người mệnh Kim nên lưu ý đến việc lựa chọn trồng/trưng cây phong thủy trong nhà bên cạnh việc xem hướng, chọn màu sàn nhà hoặc vị trí đặt bàn thờ. Chọn đúng loại cây phù hợp phong thủy không chỉ mang lại tài lộc mà còn may mắn cho gia đình. Vậy, gia chủ mệnh Kim hợp cây gì? Qua bài viết dưới đây, Kobler sẽ liệt kê danh sách 13 loại cây phong thủy hợp mệnh Kim nên trồng/trưng trong nhà để mang đến tiền tài và may mắn cho gia chủ.
1. Tìm hiểu về mệnh Kim
Người ta vẫn biết, Kim là biểu tượng của kim loại, kim khí được đất trời nuôi dưỡng, kết tinh và tồn tại song hành với sự thay đổi của thế gian. Hành Kim thể hiện sự quý giá, rắn rỏi, nội lực bền bỉ và vững vàng.
Người mệnh Kim sinh những năm nào?
Những người mệnh Kim sẽ tương ứng với các năm sinh như sau:
- Hải Trung Kim (Vàng trong biển): Giáp Tý (1924, 1984), Ất Sửu (1925, 1985).
- Kiếm Phong Kim (vàng đầu kiếm): Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993)
- Bạch Lạp Kim (Kim chân đèn): Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001)
- Sa Trung Kim (Vàng trong cát): Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015)
- Kim Bạc Kim (Kim mạ vàng, bạc): Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963)
- Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức): Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971)
Tính cách người mệnh Kim
Những người mang mệnh Kim thường rất sắc sảo, nhạy bén và nhanh trí. Nếu theo hướng thiện lành sẽ tạo ra nhiều giá trị sống quý báu. Nhưng khi cuộc sống khiến họ trở nên tiêu cực, họ sẽ thể hiện sự sắc bén của mình, có thể mang đến nhiều tổn thương cho người xung quanh.
Tương sinh, tương khắc
Theo quan niệm phong thủy, người có mệnh Kim sẽ tương sinh với mệnh Thủy và tương khắc với mệnh Mộc. Mệnh Kim tương sinh với mệnh Thủy bởi vì Kim có khả năng giúp Thủy phát triển và sinh sôi. Điều này có nghĩa là người có mệnh Kim sẽ thịnh vượng và thành công khi gặp nhiều người có mệnh Thủy trong cuộc sống.
Tuy nhiên, mệnh Kim lại tương khắc với mệnh Mộc vì Mộc có khả năng chặn đứng và kiềm hãm sự phát triển của Kim. Điều này có thể dẫn đến nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống của người có mệnh Kim nếu gặp nhiều người có mệnh Mộc.
2. 13 cây phong thủy mệnh Kim nên trồng trong nhà thu hút tài lộc và may mắn
Đối với người mệnh Kim, việc trồng cây phong thủy trong nhà là rất cần thiết. Chọn những loài cây hợp tuổi không những giúp bình ổn tâm tính mà còn giúp thu hút tài lộc cho chủ nhân. Khi lựa chọn, gia chủ mệnh Kim nên lựa chọn các loại cây có lá, hoa hoặc thân có màu vàng hoặc trắng (màu sắc bản mệnh của mệnh Kim) hoặc lựa chọn cây có màu nâu đất (màu sắc tương sinh của mệnh Kim). Cùng tham khảo 13 loại cây phong thủy mệnh Kim dưới đây
2.1 Cây Kim Tiền
Mô tả chi tiết:
Xếp đầu tiên trong danh sách cây phong thủy hợp mệnh Kim, chính là cây Kim Tiền. Đây là loại cây thân gỗ thuộc họ Malvaceae, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Mexico, Brazil và Trung Mỹ. Thân cây to, lá của cây dày, hình elip, cuống ngắn, phiến lá xanh thẫm và sáng bóng.
Theo phong thuỷ, cây Kim Tiền có phần thân giống như cây trượng nên mang ý nghĩa về sự vững chắc và ổn định. Lá cây có nhiều ngọn, tượng trưng cho sự phát triển và tài lộc. Đặc biệt, đây cũng là loại cây được coi là mang đến nhiều may mắn, tài lộc và sự giàu sang, phú quý cho gia chủ. Chính vì vậy, khi lựa chọn cây trong nhà thì Kim Tiền luôn là ưu tiên hàng đầu của các gia chủ nhằm thu hút tài lộc, giúp việc kinh doanh trở nên phát đạt hơn.
Không chỉ đóng vai trò thu hút phú quý, cây kim tiền còn góp phần làm sạch không khí xung quanh. Loài cây này có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm như CO2 và toluen, từ đó tạo ra môi trường không khí trong lành, có lợi cho hệ hô hấp của con người.
Lưu ý cách chăm sóc Cây Kim tiền:
- Cây không cần tưới quá nhiều nước, khi bề mặt của đất bắt đầu khô, gia chủ hãy tưới một lượng nước để đất ẩm nhẹ. Tránh để cây ngập trong nước lâu dài, sẽ khiến rễ bị mục, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây.
- Để duy trì lá cây luôn trong trạng thái bóng đẹp, gia chủ có thể lau nhẹ nhàng bề mặt lá bằng khăn ướt và lau sạch bụi bám quanh chậu cây.
- Mức nhiệt độ lý tưởng để cây Kim Tiền sinh trưởng sẽ từ 25 - 27 độ C. Dưới 18°C, cây sẽ gặp tình trạng rụng lá và vào trạng thái ngủ đông. Nhiệt độ dưới 5°C sẽ gây hại cho cây.
2.2 Cây Lan Ý
Mô tả chi tiết:
Ở vị trí thứ hai trong danh sách tổng hợp mệnh kim hợp cây gì chính là cây Lan Ý, có tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, thuộc họ Araceae (Ráy). Bên cạnh cái tên Lan Ý, loại cây này còn thường được gọi là cây Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng hoặc cây Huệ Hòa Bình.
Cây Lan Ý thường được trưng bày trong nhà không chỉ nhờ vẻ đẹp thanh thoát mà còn nhờ vào ý nghĩa phong thủy. Theo ý nghĩa phong thuỷ, cây Lan Ý giúp mang đến sự may mắn và tài lộc. Ngoài ra, hoa của loại cây có màu trắng (màu sắc bản mệnh của mạng Kim). Vậy nên, gia chủ mệnh Kim nếu trồng/trưng cây trong nhà sẽ thúc đẩy sự phát triển và đem đến cơ hội kinh doanh thành công, gia tăng sự thịnh vượng. Bên cạnh đó, loại cây này cũng sẽ giúp người mệnh Kim duy trì sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, cây còn giúp cân bằng trường khí và hấp thụ những năng lượng tiêu cực trong ngôi nhà, giúp gia chủ có cuộc sống yên bình, hài hòa và tránh xa những xích mích.
Mặt khác, cây Lan Ý còn có công dụng làm sạch không khí, loại bỏ bụi bẩn và các chất độc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trồng cây Lan Ý trong nhà có thể giúp hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, benzene, trichloroethylene, xylene và toluene.
Lưu ý cách chăm sóc cây Lan Ý:
- Mặc dù cây Lan Ý thích ánh sáng nhưng gia chủ không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp sẽ khiến lá cây bị cháy. Nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ, có thể đặt gần cửa sổ hoặc trên bàn làm việc.
- Gia chủ chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ vì cây Lan Ý không chịu được ẩm cao, không nên tưới thường xuyên. Nên tưới nước mỗi tuần 1 lần, khi trời lạnh hoặc mưa nhiều thì có thể cách thời gian giữa mỗi lần tưới.
2.3 Cây Kim Ngân
Mô tả chi tiết:
Nhắc tới cây phong thuỷ mệnh Kim thu hút tài lộc thì chắc chắn cây Kim Ngân sẽ là cái tên không thể bỏ qua. Cây Kim Ngân có tên khoa học là Parachi Aquatica, có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ. Cây sinh trưởng chủ yếu trong vùng đầm lầy, thân cây xoắn lại nên dân gian còn gọi với các tên khác như cây bím tóc hay cây thắt bím. Cây Kim Ngân thường được trồng trong các chậu nhỏ hoặc bình thuỷ sinh, phiến lá xanh mướt và mọc xum xuê khoảng 5 - 7 lá một cành.
Theo phong thuỷ, cây Kim Ngân tượng trưng cho tài lộc, mang ý nghĩa tiền tài, ngân lượng nên thường được đặt ở phòng làm việc tại nhà hoặc phòng khách giúp “tụ tài, tán lộc”. Bên cạnh đó, những tán lá cây xanh mướt mang lại sức sống mãnh liệt, đem đến may mắn và thành công cho gia chủ. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, lá cây Kim Ngân càng xum xuê có nghĩa gia chủ càng gặp nhiều may mắn về tiền tài trong cuộc sống. Đối với những người thuộc mệnh Kim, cây Kim Ngân mang đến cơ hội tài lộc và danh vọng, đồng thời cải thiện cân bằng nguyên khí và ổn định những thành tựu đã đạt được.
Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, cây Kim Ngân còn có khả năng tự nhiên lọc không khí, giúp loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, và xylene. Đồng thời, loài cây này còn có khả năng giúp giảm tác động của tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, đem lại không gian làm việc và sống tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Lưu ý những cách để bạn chăm sóc cây kim ngân:
- Gia chủ có thể tưới cây bằng bình xịt phun sương từ 1 - 2 lần mỗi tuần. Điều này giúp duy trì độ ẩm cho cây mà không làm cho đất quá ngấm nước.
- Ngoài ra, nhiệt độ lý tưởng để cây Kim Ngân dễ dàng phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ sẽ từ 15 - 25 độ C.
- Mặt khác, vì là loại cây ưa bóng râm, gia chủ nên lưu ý hạn chế đặt cây Kim Ngân dưới ánh sáng mạnh trực tiếp. Nên đặt chậu cây ở những vị trí mát mẻ, ít nắng trong nhà.
Xem thêm: Mệnh thủy hợp cây gì? Top 12 loại cây phù hợp với mệnh Thủy giúp chiêu tài chiêu lộc.
2.4 Cây Sen Đá Nâu
Mô tả chi tiết:
Nếu đã nhắc đến những cây phong thủy hợp mệnh Kim, chắc chắn không thể bỏ qua cây Sen đá nâu. Cây còn được gọi với các tên khác như sen đá socola hay Hắc Vương Tử, là thực vật mọng nước thuộc dòng Echeveria. Cây mọc thành cụm, phần lá có dạng bầu, đầu nhọn và mọc xung quanh thân trông giống như một bông sen. Khi lá còn non sẽ có màu xanh lục, khi cây trưởng thành lá chuyển sang đỏ nhạt và đậm dần thành màu tím đen hoặc nâu đậm. Điều này phụ thuộc phần lớn vào lượng ánh nắng mà cây hấp thụ.
Với toàn thân mang màu nâu đậm, cây sen đá là sự lựa chọn phù hợp cho những người thuộc mệnh Kim. Ngoài ra, cây Sen đá nâu cũng nổi tiếng với khả năng chịu nắng tốt, nên bạn có thể đặt cây cạnh cửa sổ.
Không chỉ tạo điểm nhấn trong không gian nhờ màu sắc, cây Sen đá nâu còn có tác dụng xua tan những điều không may và mang đến sự tươi mới và tích cực hàng ngày. Trong phong thủy thì sen đá nâu tượng trưng cho tấm lòng sắc son trong tình yêu và tình bạn. Đồng thời có thể hút các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Lưu ý cách chăm sóc cây sen đá nâu:
- Cây Sen Đá Nâu là loại cây chịu khô và không cần nhiều nước. Tùy vào thời tiết, môi trường và đất trồng khác nhau mà bạn tưới nước cho cây thích hợp nhưng chỉ nên tưới cây khoảng 1 - 2 lần một tuần.
- Nhờ vào tác động của ánh sáng, lá của cây Sen Đá Nâu sẽ có độ lên màu khác nhau. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của giống cây này so với các loại cây khác.
- Cây Sen Đá Nâu là loại cây ưa nắng, cần đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp, ít nhất 3 - 4 giờ mỗi ngày. Nhiệt độ phù hợp giúp cây phát triển là khoảng 20 - 25 độ C.
2.5 Cây Lưỡi Hổ Vàng
Mô tả chi tiết:
Góp mặt ở vị trí thứ 5 trong danh sách cây phong thủy cho mệnh kim đó là cây Lưỡi Hổ. Loại cây này có nguồn gốc từ châu Phi và một số khu vực châu Á. Cây có thân mập, dạng cỏ, thường mọc thẳng đứng và có thể phân cành ở đỉnh. Lá cây dày và cứng, nhìn như những thanh gươm có viền vàng và xanh dọc từ gốc lên ngọn. Đặc biệt, giống cây này có lá cây viền vàng (màu sắc bản mệnh của mạng Kim) nên được rất nhiều gia chủ mệnh Kim lựa chọn.
Theo ý nghĩa phong thuỷ, gia chủ có mệnh Kim khi trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà sẽ giúp mang lại may mắn, thành công, xua đuổi tà ma, giúp mọi việc trở nên thuận lợi hơn. Người xưa còn cho rằng, những ai trồng cây Lưỡi Hổ sẽ nhận được 8 ân đức từ tám vị tiên (8 đức tính tốt). Vậy nên, ở Trung Quốc, người dân thường trồng cây Lưỡi Hổ ở gần cửa ra vào với mong muốn đón Bát Công vào nhà.
Loại cây này còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ và quyết tâm, tương ứng với người mệnh Kim luôn tận dụng khả năng của mình để tiến xa trên con đường phấn đấu.
Theo một cuộc nghiên cứu của NASA, cây Lưỡi Hổ có tác dụng thanh lọc không khí bằng cách hấp thụ và loại bỏ các chất gây hại trong không khí, bao gồm các hợp chất như itrogen oxide và formaldehyde. Nhờ đó, không gian sống của bạn sẽ trong lành hơn, từ đó giảm dần các triệu chứng như ho, sổ mũi.
Lưu ý cách chăm sóc cây lưỡi hổ:
- Cây Lưỡi Hổ rất dễ trồng và ít yêu cầu chăm sóc. Gia chủ chỉ cần đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ trong nhà hoặc những nơi có bóng râm.
- Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là khoảng 15 - 27 độ C.
- Nên để đất trong chậu khô hoàn toàn rồi mới tưới nước, lượng nước vừa phải, không để cây ngập nước, gây hại cho rễ. Khoảng thời gian tưới nước thường từ 2 - 4 tuần một lần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường.
2.6 Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Mô tả chi tiết:
Một trong những cây phong thuỷ cho người mệnh Kim được yêu thích đó chính là cây Bạch Mã Hoàng Tử. Cây có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum và có nguồn gốc từ các nước châu Á. Cây thuộc nhóm thân thảo, thường mọc thành bụi và có khả năng sinh trưởng tốt. Do thân cây có màu vàng nhạt nên thường mang ý nghĩa đem lại may mắn cho người mệnh Kim.
Theo các chuyên gia phong thuỷ, trồng loài cây này trong nhà sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc, giúp gia chủ thăng tiến nhanh hơn trong công việc giống như hướng cây luôn thẳng đứng. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, cây còn là biểu tượng của sự thư thái và quyết đoán.
Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, theo một cuộc nghiên cứu của NASA, cây Bạch Mã Hoàng Tử còn được xếp vào TOP 10 loại cây làm sạch khói bụi. Bên cạnh tác dụng thanh lọc không khí, loại cây này còn được lựa chọn để làm điểm nhấn cho không gian trong nhà. Do đó, loại cây này là lựa chọn lý tưởng đối với gia chủ mệnh Kim cả về ý nghĩa phong thủy lẫn tác dụng sức khỏe.
Lưu ý cách chăm sóc cây Bạch mã hoàng tử:
- Cây Bạch Mã Hoàng Tử ưa thích nhiệt độ ấm áp, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Gia chủ nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm mát mẻ giúp cây phát triển tốt hơn.
- Cây nên được bổ sung nước đầy đủ, tốt nhất là từ 2 - 3 lần/tuần và hạn chế tưới vào lá cây. Sử dụng chậu trồng có lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập nước.
- Nhiệt độ phù hợp để cây Bạch Mã sinh trưởng và phát triển sẽ từ khoảng 18 - 24 độ C.
- Lưu ý rằng cây có thể có độc tố thấp, nên tránh để trẻ em hoặc vật nuôi tiếp xúc trực tiếp.
2.7 Cây Trầu Bà Đế Vương
Mô tả chi tiết:
Trầu Bà Đế Vương là một trong những loại cây phong thuỷ được yêu thích, đặc biệt là những gia chủ mệnh Kim nhờ vào lá cây to có màu xanh đốm vàng nổi bật. Cây còn có tên khoa học là Philodendron Imperial, nguồn gốc xuất xứ từ hòn đảo Solomon nằm ở phía Đông Papua New Guinea.
Theo quan niệm phong thuỷ, cây Trầu Bà Đế Vương giúp mang lại nhiều may mắn về sự nghiệp và tài chính cho gia chủ, giúp gia chủ tránh được những xui xẻo và thị phi trong cuộc sống hàng ngày. Đối với những người lãnh đạo, loại cây này cũng biểu tượng cho ý chí nỗ lực, kiên cường, không ngừng cố gắng để vươn lên vị trí cao nhất.
Trồng cây trầu bà đế vương giúp không khí trong nhà được thanh lọc nhờ khả năng hấp thụ các tia bức xạ điện từ máy tính, laptop, lò vi sóng,… Từ đó, không gian nhà bạn sẽ dễ chịu hơn và khả năng tập trung của bạn cũng được nâng cao.
Lưu ý cách chăm sóc cây Trầu Bà Đế Vương:
- Cây Trầu Bà Đế Vương là loại cây ưa ẩm, nên tưới nước từ 2 - 3 lần/tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.
- Trầu Bà Đế Vương là loại cây cần ánh sáng nhưng lại không thể chịu được ánh nắng trực tiếp. Do đó, bạn nên hạn chế đặt cây ở những vị trí có ánh nắng trực tiếp như cửa sổ, ban công. Nếu có thể, bạn nên phơi cây ít nhất 1 lần/tuần trong vòng 1 giờ đồng hồ. Nhờ đó, cây sẽ nhận được đủ ánh sáng cần thiết để quang hợp cũng như duy trì màu lá.
- Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là khoảng 18 - 24 độ C. Tránh để cây ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Xem thêm: Mệnh hỏa hợp cây gì? Top 11 loại cây phù hợp với mệnh Hỏa mang lại phú quý và tài lộc.
2.8 Cây Hạnh Phúc
Mô tả chi tiết:
Cây Hạnh Phúc là loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ vùng Nam u và Tây Á và mới chỉ du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây. Cây Hạnh Phúc nổi bật với hình dạng chùm lá bao phủ toàn thân cây. Cây có khả năng chịu nắng tốt, có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu ánh sáng.
Không chỉ giúp làm đẹp không gian sống, cây Hạnh Phúc còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ. Với đặc điểm cành lá xum xuê, cây biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình. Thân cây có màu nâu đen cùng với hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, phù hợp với những người thuộc mệnh Kim, giúp gia chủ cân bằng cuộc sống, tiếp thêm niềm tin, hy vọng, đem lại sự viên mãn. Do đó, những ai đang gặp khó khăn, loài cây này sẽ truyền năng lượng tích cực, giúp họ có thêm niềm tin trong cuộc sống tương lai.
Ngoài ra, cây Hạnh Phúc còn giúp thanh lọc không khí trong không gian. Nhờ đó, sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn sẽ được đảm bảo.
Lưu ý cách để chăm sóc cây Hạnh phúc:
- Cây Hạnh Phúc thích ánh sáng tán hoặc ánh sáng không quá mạnh. Gia chủ nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tương đối, tránh đặt nơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, giúp thúc đẩy quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây. Bạn có thể đem cây ra tắm nắng nhẹ vào sáng sớm.
- Vì là loại cây nhiệt đới, nhiệt độ phù hợp nhất để cây Hạnh Phúc sinh trưởng sẽ từ 18 - 28 độ C.
- Ngoài ra, dựa vào độ ẩm của đất, bạn có thể điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp. Vào những ngày có điều kiện thuận lợi, gia chủ nên tưới cây 3 lần/tuần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Cây Hạnh Phúc có khả năng lưu trữ nước trong thân, nên không cần tưới nước quá thường xuyên.
2.9 Cây Dây Nhện
Mô tả chi tiết:
Cây Dây Nhện có tên khoa học là Chlorophytum comosum, còn được gọi là cây nhện, cây dây buộc hay dây leo nhện. Lá cây có sọc vàng nhạt nên đây là loại cây trồng trong nhà được nhiều gia chủ mệnh Kim yêu thích.
Theo dân gian, dù có vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng cây Dây Nhện lại có sức sống khá mãnh liệt, là biểu tượng của tinh thần bất khuất. Đồng thời, cây Dây Nhện còn tượng trưng cho sự may mắn. Nếu trồng trong nhà, cây sẽ giúp gia chủ thu hút vượng khí, mang lại tài lộc cho gia đình.
Không chỉ để trang trí nhà cửa, cây Dây Nhện còn được sử dụng để chữa trị các tổn thương ngoài da. Theo Đông Y, cây Dây Nhện chính là một loại dược liệu quý giá. Ngoài tác dụng chữa bệnh, theo một nghiên cứu của NASA, cây Dây Nhện được xem là một trong những loại cây có khả năng thanh lọc không khí trong nhà bằng cách hấp thụ khí cacbonic, formaldehyde và xylene.
Để chăm sóc cây dây nhện, cần lưu ý:
- Cây Dây Nhện thường ưa bóng râm, nên trồng ở những nơi có ánh sáng nhẹ hoặc lý tưởng nhất là để trong nhà, nơi nhiệt độ khoảng 18 - 24 độ C.
- Cây Dây Nhện có khả năng chịu thiếu nước tốt. Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý sử dụng nước sạch để tưới cây bằng bình xịt phun sương vào lá và ẩm gốc cây. Ngoài ra, vào những tháng mùa đông không cần tưới nước quá nhiều.
2.10 Cây Ngọc Ngân
Mô tả chi tiết:
Cây Ngọc Ngân hay còn được gọi là cây Valentine là loài thân thảo, có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, Trung Mỹ, Brazil,.. Cây thường có chiều cao từ 20 - 60cm, phần lá hình bầu dục, cuống dài bao bọc quanh thân, có màu xanh đậm. Cái tên “Ngọc Ngân” bắt nguồn từ vẻ ngoài với tán lá rộng, xen lẫn màu trắng và viền xanh. Do đó, cây Ngọc Ngân thường được nhiều gia chủ mệnh Kim lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Theo quan niệm của người xưa, chữ “ngân” mang lại tiền tài, vận mệnh tốt, chữ “ngọc” thể hiện sinh khí, vận khí tốt đối với gia chủ, ám chỉ sự giàu sang, thu hút tài lộc, giúp chủ nhân ngày càng thịnh vượng, phú quý hơn. Ngoài ra, loại cây này cũng mang ý nghĩa sự gắn bó đôi lứa trong tình yêu bởi màu sắc đan xen giữa trắng và xanh như “trong anh có em” hoặc “trong em có anh”, nên mới có tên là cây Valentine. Đặt cây trong phòng ngủ có thể tượng trưng cho tình cảm mãi mãi và hạnh phúc viên mãn.
Bên cạnh tác dụng làm việc và tạo sinh khí tích cực, cây Ngọc Ngân còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của các thiết bị điện tử trong văn phòng, tạo nên một không gian làm việc sảng khoái và đầy sức sống.
Lưu ý cách chăm sóc cây Ngọc ngân:
- Cây Ngọc Ngân thích nhiệt độ ấm áp và có thể chịu được nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ lý tưởng cho cây là khoảng 18 - 24 độ C.
- Lựa chọn nơi có ánh sáng bán phần để đặt cây, thường xuyên xoay chậu để đảm bảo các phần lá được chiếu sáng đều.
- Cây Ngọc Ngân thích hợp trồng trong nhà hoặc ở nơi có khí hậu ấm áp. Cây rất dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng cạn hoặc thủy sinh.
2.11 Cây Cẩm Nhung Xanh
Mô tả chi tiết:
Cây Cẩm Nhung Xanh còn được gọi là cây may mắn, thuộc loại thân thảo, rễ chùm, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loại cây này được sử dụng phổ biến để trang trí nội thất trong nhà hoặc văn phòng. Thân cây thẳng đứng, mọc thành bụi nhỏ, lá cây dày, hình trái tim hoặc bầu dục, có màu xanh đậm gân lá trắng.
Cẩm Nhung Xanh là cây phong thủy hợp mệnh Kim được nhiều người yêu thích. Cây tượng trưng cho một tình bạn bền vững, một tình yêu thuần khiết, trong sáng. Không chỉ vậy, theo quan niệm phong thủy, cái tên Lá May Mắn cũng mang ý nghĩa loại cây này sẽ mang lại may mắn, thành công cho gia chủ.
Ngoài ra, gân lá của Cẩm Nhung Xanh nhìn giống như tiền đô la màu xanh và chạy xuyên suốt từ cuống xuống ngọn lá mang ý nghĩa cho sự thông thái về trí tuệ. Vậy nên, nếu trồng cây trong nhà sẽ giúp gia chủ gặp may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp công việc.
Theo một cuộc nghiên cứu của NASA, màu xanh của lá cây còn hỗ trợ gia chủ tăng thêm 20% khả năng ghi nhớ và 15% hiệu suất làm việc. Đồng thời, loại cây này hay được dùng để trưng bày trên bàn làm việc nhờ vào tác dụng hấp thụ ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, đem lại không gian thư thái và giảm căng thẳng cho gia chủ.
Lưu ý cách chăm sóc cây Cẩm nhung:
- Là loại cây ưa ẩm, gia chủ nên lưu ý thường xuyên tưới nước mỗi sáng nhờ bình xịt phun sương. Ngoài ra, gia chủ nên lựa chọn loại chậu có lỗ thoát nước để tránh úng cây.
- Cây Cẩm Nhung Xanh là loại cây ưa bóng, gia chủ nên hạn chế đặt cây ở vị trí có ánh sáng trực tiếp. Những vị trí nên đặt cây Cẩm Nhung Xanh nên là bệ cửa sổ, hoặc bàn làm việc có đèn huỳnh quang.
- Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng sẽ từ 18 - 30 độ C. Tránh đặt cây ở nơi có nhiệt độ quá lạnh.
Xem thêm: Mệnh mộc hợp cây gì? Top 12 loại cây phù hợp với mệnh Mộc mang đến may mắn cho gia chủ.
2.12 Cây Lan Hồ Điệp (Hoa Vàng)
Mô tả chi tiết:
Cây Lan Hồ Điệp thuộc họ Orchidaceae, được coi là một trong những loài cây hoa đẹp và quý giá nhất trên thế giới. Cây được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và ôn đới trên khắp châu Á, từ Ấn Độ cho đến Trung Quốc, Đông Nam Á.
Theo quan niệm phong thủy, màu vàng là màu sắc hợp với gia chủ mệnh Kim. Nhờ vào sắc hoa tươi sáng, Lan Hồ Điệp Vàng là loại cây hợp mệnh kim mang đến vẻ đẹp rạng ngợi. Màu hoa này không chỉ tượng trưng cho 1 khởi đầu mới mà còn đem lại may mắn, thịnh vượng, sung túc cho gia chủ.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, Lan Hồ Điệp có khả năng hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí bằng cách loại bỏ các chất độc hại. Đồng thời, việc chăm sóc hoa Lan Hồ Điệp có thể được xem là một thú vui giúp gia chủ thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng.
Lưu ý cách chăm sóc cây lan hồ điệp:
- Lan Hồ Điệp có yêu cầu khá quan trọng về ánh sáng. Khi mới trồng, gia chủ nên che phủ cây bằng lưới hai lớp. Ngoài ra, hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng ngoài trời.
- Là loại cây ưa ẩm, gia chủ nên lên lịch tưới khoảng 5 - 7 ngày/lần vào mùa hè. Ngược lại vào mùa đông, gia chủ nên giãn cách số ngày tưới lên 10 - 12 ngày/lần.
- Nhiệt độ thích hợp để hoa Lan Hồ Điệp sinh trưởng sẽ từ 20 - 30 độ C.
- Lưu ý, trong giai đoạn cây đang ra hoa thì không nên bón phân.
2.13 Cây Trúc Phú Quý
Mô tả chi tiết:
Trúc Phú Quý hay còn được gọi là Trúc may mắn, Trúc tiền là loại cây thuộc họ tre, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm. Cây cao từ 40 - 50cm, thường được cắt gọn để tạo những hình dáng đan xếp đẹp mắt hơn. Thân cây mọc thẳng đứng, có nhiều đốt, có màu xanh đậm hoặc hơi ngả vàng tại những đốt mọc lá.
Trúc Phú Quý không có cành, lá cây mọc thành từng chiếc đơn, ép sát vào thân cây, có hình giáo mác và nhọn gần về phía đuôi lá. Trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc ngập nước, cây sẽ phát triển rất mạnh. Chính vì thế, cây thường được trồng thuỷ sinh trong các bình thuỷ tinh để trang trí trong nhà.
Theo quan niệm phong thủy, Trúc Phú Quý đại diện cho tài lộc, phú quý cát tường mà loại cây này sẽ mang lại cho chủ nhân. Đồng thời, loại cây này còn được xem là biểu tượng của sự suôn sẻ, may mắn, thu hút đại cát đại lợi cho gia đình gia chủ.
Không chỉ là một biểu tượng mang ý nghĩa tài lộc, Trúc Phú Quý còn có khả năng làm sạch không khí. Nghiên cứu cho thấy loài cây này có thể loại bỏ một số hạt bụi và các chất gây ô nhiễm như formaldehyde và benzen khỏi không khí, đóng góp vào việc cải thiện chất lượng không khí trong môi trường sống. Đặc biệt, nó có khả năng hấp thụ một phần tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, như máy tính, điện thoại di động và TV, giảm thiểu được những tác động của chúng đối với sức khỏe.
Lưu ý cách chăm sóc cây trúc phú quý:
- Trúc Phú Quý yêu thích nơi có điều kiện ẩm ướt, mát mẻ, gia chủ có thể trồng trong châu hoặc trồng thuỷ sinh để trang trí cho căn nhà thêm tươi mới. Nên đặt cây ở những nơi ít nắng trực tiếp như góc nhà hoặc trên bàn làm việc, tránh để cây ở nơi có ánh sáng gay gắt.
- Khi trồng trong nước, cần duy trì mực nước cao từ 2 - 3 cm. Nước cần phải được thay đổi định kỳ. Nếu trồng trong đất, tưới nước khi đất trở nên khô. Đừng để cây đứng trong nước lâu, vì điều này có thể gây hại cho rễ.
- Nhiệt độ lý tưởng để cây Trúc Phú Quý sinh trưởng sẽ từ 20 - 28 độ C.
- Đồng thời, đây cũng là loại cây cần duy trì độ ẩm ổn định. Do đó, gia chủ nên định kỳ phun sương lên bề mặt lá cũng như hạn chế đặt cây dưới mưa.
3. Câu hỏi thường gặp khi chọn cây cho người mệnh Hỏa
3.1 Nữ mệnh Kim hợp cây gì trong nhà?
Sau đây là danh sách 5 loại cây phong thủy hợp mệnh Kim dành cho nữ:
- Cây Kim Tiền: Loại cây này có lá màu xanh đậm, hình dạng giống như hình elip. Cây Kim Tiền được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, thu hút tài lộc và cải thiện sức khỏe.
- Cây Bách Hợp Vàng: Loại cây này có hoa màu vàng rực rỡ, tượng trưng cho sự hạnh phúc, sung túc và vui vẻ. Cây Bách Hợp Vàng còn giúp xua tan đi những âu lo, muộn phiền và mang lại niềm vui cho gia chủ.
- Cây Sen Đá Nâu: Loại cây này có lá mọng nước, xếp thành hoa như hoa sen, ưa nắng và chịu hạn tốt. Cây Sen Đá Nâu tượng trưng cho sự bình an, xua tan đi hết những âu lo, muộn phiền
- Cây Bạch Mã Hoàng Tử: Loại cây này có lá và thân màu trắng, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Bạn nên đặt chậu cây ở hướng Tây hoặc Tây Bắc để hợp với mệnh Kim.
- Cây Ngọc Ngân: Loại cây này có lá màu xanh nhạt, có ánh kim lấp lánh khi ánh sáng chiếu vào. Cây Ngọc Ngân mang ý nghĩa của sự giàu sang, phú quý và bình an.
3.2 Nam mệnh Kim hợp cây gì trong nhà?
Sau đây là danh sách 5 loại cây phong thủy hợp mệnh Kim dành cho nam:
- Cây Sao Sáng: Loại cây này có lá to màu vàng viền xanh, tượng trưng cho sự may mắn và giàu sang. Cây Sao Sáng còn có khả năng thanh lọc không khí và chữa lành vết thương.
- Cây Lan Ý: Loại cây này có hoa màu trắng tinh khôi, tượng trưng cho sự thanh cao và thuần khiết. Cây Lan Ý còn mang ý nghĩa của sự trường thọ, bình an và hạnh phúc.
- Cây Kim Ngân: Loại cây này có lá màu xanh đậm, hình dạng giống như tiền xu. Cây Kim Ngân được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, thu hút tài lộc và cải thiện sức khỏe.
- Cây Hạnh Phúc: Loại cây này có lá màu xanh nhạt, có ánh kim lấp lánh khi ánh sáng chiếu vào. Cây Hạnh Phúc mang ý nghĩa của sự vui vẻ, sung túc và bình an.
- Cây Trầu Bà Đế Vương: Loại cây này có lá màu xanh đậm, hình dạng giống như trái tim. Cây Trầu Bà Đế Vương tượng trưng cho sự quý phái, uy nghi và quyền lực.
3.3 Mệnh Kim hợp cây gì để bàn làm việc?
Sau đây là danh sách top 5 cây để bàn hợp mệnh Kim theo các chuyên gia phong thủy:
- Cây hoa hồng vàng: là biểu tượng của sự giàu có, may mắn và tình yêu. Màu vàng của hoa tượng trưng cho sự phát triển, tài lộc và sự thịnh vượng trong phong thủy. Nó cũng mang đến sự hạnh phúc và sự sáng tỏ trong mối quan hệ. Khi đặt chậu Hoa Hồng Vàng trên bàn làm việc có thể tạo nên một không gian tươi mới, rực rỡ và mang lại năng lượng tích cực cho người mệnh Kim.
- Cây trầu bà vàng: Cây trầu bà vàng là loại cây phong thủy phù hợp với mệnh Kim bởi màu lá vàng đặc sắc. Vậy nên, gia chủ mệnh Kim nên đặt 1 chậu trầu bà vàng trên bàn làm việc để thu hút may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
- Cây lưỡi hổ vàng: Cây lưỡi hổ vàng có sự kết hợp màu sắc giữa xanh và vàng. Đây đều là những gam màu tương hợp với mệnh Kim. Do đó, việc trưng 1 chậu cây lưỡi hổ vàng trên bàn làm việc sẽ mang đến may mắn, thành công, và tạo điều kiện thuận lợi cho gia chủ mệnh Kim.
- Cây sen đá nâu: Theo phong thủy ngũ hành, màu nâu của cây sen đá nâu thuộc hành Thổ. Đây cũng là màu sắc tương hợp với gia chủ mệnh Kim. Vậy nên, người thuộc mệnh Kim nên đặt 1 chậu cây sen đá nâu trên bàn làm việc để thu hút tài lộc và phú quý.
- Cây sao sáng: Cây sao sáng là một lựa chọn cây phong thủy tuyệt vời cho những người mang mệnh Kim. Bởi loại cây này có lá màu vàng trắng, tương ứng với nguyên tố Thổ. Theo phong thủy ngũ hành, Thổ sinh Kim nên loại cây này rất phù hợp để gia chủ mệnh Kim đặt trên bàn làm việc nhằm thu hút may mắn và tài lộc.
3.4 Người mệnh Kim nên trồng cây gì trước nhà?
Sau đây là danh sách 5 loại cây phong thủy gia chủ mệnh Kim nên trồng trước nhà:
- Cây Kim Tiền: Loại cây này có lá xanh đậm, mọc xen kẽ nhau. Cây Kim Tiền được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, thu hút tài lộc cho gia chủ.
- Cây Cam: Loại cây này có quả màu cam sáng, tượng trưng cho sự sung túc, phú quý và vui vẻ. Cây Cam còn mang ý nghĩa của sự hòa thuận, hạnh phúc và an khang.
- Cây Thủy Tiên: Loại cây này có hoa màu trắng tinh khôi, tượng trưng cho sự thanh cao và thuần khiết. Cây Thủy Tiên còn biểu thị sự trường thọ, bình an và hạnh phúc.
- Cây Vạn Niên Thanh: Loại cây này có lá màu xanh nhạt, phần gân lá màu trắng lan rộng trên bề mặt lá. Cây Vạn Niên Thanh mang ý nghĩa của sự giàu sang, phú quý và bình an.
- Cây Ngọc Ngân: Loại cây này có lá màu xanh nhạt, có đốm trắng trên bề mặt lá. Cây Ngọc Ngân mang ý nghĩa của sự giàu sang, phú quý và bình an.
3.5 Mệnh Kim có nên trồng cây thủy sinh không?
Theo quan niệm phong thủy Thổ sinh Kim nên gia chủ mệnh Kim nên ưu tiên trồng cây trong chậu đất hơn thủy sinh. Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý lựa chọn loại chậu có hình dạng tròn, miệng tròn, và được làm từ kim loại là tốt nhất.
3.6 Mệnh Kim nên tránh các loại cây nào?
Sau đây là 3 loại cây gia chủ mệnh Kim nên tránh:
- Cây phú quý: Loại cây này có lá xanh viền đỏ hồng, là màu sắc khắc với mệnh Kim. Màu đỏ hồng tượng trưng cho hỏa khí, có thể gây ra sự tranh cãi, xung đột và bất hòa cho người mệnh Kim.
- Cây xương rồng: Loại cây này có lá màu xanh lục và có gai nhọn, là màu sắc và hình dạng khắc với mệnh Kim. Màu xanh lục tượng trưng cho mộc khí, có thể làm cho người mệnh Kim bị áp bức, kìm hãm và thiếu tự do. Gai nhọn của cây xương rồng cũng có thể gây ra sự tổn thương, đau đớn và khó chịu cho người mệnh Kim.
- Cây trầu bà đế vương đỏ: Loại cây này có lá màu tím đỏ đậm, là màu sắc khắc với mệnh Kim. Màu tím đỏ đậm tượng trưng cho hỏa khí, có thể làm cho người mệnh Kim bị nóng nảy, kiêu ngạo và ích kỷ. Màu tím đỏ đậm cũng có thể gây ra sự ghen tuông, đố kỵ và tranh giành cho người mệnh Kim.
Trên đây là tổng hợp tất cả những cây phong thủy mệnh Kim nên trồng trong nhà. Mong rằng bạn sẽ chọn được loại cây cảnh phù hợp với mình, giúp phát huy tối đa ý nghĩa, mang lại tốt lành, may mắn và phú quý cho cả công việc và cuộc sống.