Ăn mãng cầu có tốt không? Mãng cầu là một loại trái cây giàu chất xơ và vitamin, được xem như một vị thuốc quý của tự nhiên. Trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mãng cầu có tác dụng gì đối với sức khỏe.
Mãng cầu ta (quả na) là một loại trái cây giàu chất xơ và vitamin, được xem như một vị thuốc quý của tự nhiên
Mãng cầu chứa bao nhiêu calo?
Trong một quả mãng cầu ta (quả na) khoảng 100g, chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nó chứa 100 calo, cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào.
Mãng cầu ta (quả na) cũng là một loại trái cây giàu chất xơ và carbohydrate. Ví dụ, trong một quả trung bình có trọng lượng khoảng 150g sẽ cung cấp khoảng 6,8g chất xơ và 36,6g carbohydrate.
Trong số tất cả các loại trái cây Annona, hàm lượng vitamin C trong mãng cầu ta cao nhất, khoảng 56,3 mg/100 g. Với 56,3mg vitamin C, lượng vitamin C này tương đương với 75% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho một người phụ nữ và 62% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho một người đàn ông.
Ngoài ra, quả mãng cầu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein, kali, kẽm, magie, sắt, photphat, vitamin B1, B2, B3,…
Ăn mãng cầu có tác dụng gì?
Ăn mãng cầu có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mãng cầu đem lại nhiều lợi ích sức khỏe sau đây.
Ăn mãng cầu ta đẹp da
Mãng cầu ta có tác dụng ngăn ngừa mụn, giảm sản xuất bã nhờn nhờ vào nguồn vitamin dồi dào như vitamin A, B, C giúp da trở nên khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mãng cầu còn sản xuất collagen, giúp tăng độ đàn hồi của da, ngăn ngừa lão hoá da.
Ăn mãng cầu ta đẹp da
Ngừa bệnh hen suyễn
Nhờ vào các chất chống oxy hóa trong quả mãng cầu giúp cơ thể có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do vi khuẩn và viêm nhiễm, làm hạn chế sự phát triển của hen suyễn.
Ngoài ra, vitamin C có khả năng làm giảm viêm nhiễm và cải thiện sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, điều này có thể giúp làm dịu các triệu chứng của hen suyễn.
Mãng cầu ta tốt cho mắt
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ mãng cầu, một nguồn giàu lutein, có thể giúp duy trì sức khỏe mắt tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Ngoài ra, lutein cũng có khả năng bảo vệ khỏi các vấn đề mắt khác như đục thủy tinh thể và giảm thị lực.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ là một thành phần quan trọng có trong loại quả này giúp cải thiện đường tiêu hoá. Chúng còn có khả năng loại bỏ độc tố thừa từ ruột, giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề như táo bón, viêm dạ dày, ợ nóng,…
Mãng cầu ta tốt cho phụ nữ mang thai
Mãng cầu là cung cấp nguồn vitamin A và C dồi dào, có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nó cũng có khả năng giảm nguy cơ sảy thai, giảm thiểu cơn đau khi chuyển dạ và thúc đẩy tăng sản lượng sữa mẹ sau khi sinh.
Xem thêm: Có thai không nên ăn gì? 20 thực phẩm mẹ bầu nên kiêng kỵ
Mãng cầu tốt cho sức khỏe thai nhi và bà bầu
Ổn định đường huyết
Quả mãng cầu là một nguồn cung cấp chất xơ và carbohydrate phong phú, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2 và làm giảm lượng đường tiêu thụ được vào trong cơ thể.
Sử dụng mãng cầu ta (quả na) như thế nào là đúng cách?
Mặc dù trái mãng cầu có rất nhiều công dụng đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, để việc ăn mãng cầu đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, bạn cần lưu ý cách sử dụng hợp lý và phù hợp dưới đây.
Cách dùng mãng cầu ta đúng cách
Với những quả tươi, bạn chỉ cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó dùng khăn mềm lau khô. Khi ăn, hãy lột nhẹ lớp vỏ và thưởng thức phần thịt trắng bên trong. Gợi ý: sẽ ngon hơn nếu bạn cho na đã lột vỏ vào ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức.
Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không nhai/cắn vỡ hạt quả na khi ăn, vì chúng và các phần khác của lá chứa các chất alcaloid độc hại. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng nếu bạn vô tình nuốt phải hạt, vì hạt vẫn nguyên vẹn không thể tiêu hoá hoặc bị nghiền nát trong dạ dày, nên không ảnh hướng đến sức khỏe.
Hướng dẫn sử dụng mãng cầu đúng cách
Đối tượng KHÔNG nên ăn mãng cầu ta
Mặc dù mãng cầu ta chứa chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, nhưng người có tiểu đường cần kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống và lượng mãng cầu tiêu thụ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Mãng cầu ta có thể tương tác với một số loại thuốc, nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm mãng cầu vào chế độ ăn của bạn để đảm bảo an toàn.
Những người có tiền sử dị ứng với mãng cầu ta hoặc các loại trái cây tương tự cần hạn chế tiêu thụ để tránh các phản ứng dị ứng không mong muốn như phát ban, ngứa, hoặc sưng viêm.
Ngoài ra, những người bị hạ huyết áp, mắc bệnh gan hoặc thận, người có lượng tiểu cầu thấp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng khi sử dụng mãng cầu.
Một số lưu ý cần biết từ quả mãng cầu (quả na)
Để việc ăn mãng cầu ta không gây ra những tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau:
Không ăn quá nhiều quả mãng cầu ta trong 1 ngày: Mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ 1-2 quả mãng cầu ta và không quá 250g trong 1 tuần.
Không ăn mãng cầu ta chưa chín: Mãng cầu ta chưa chín có hàm lượng tannin tương đối cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, tăng nguy cơ bị táo bón,..
Không cắn vỡ/nhai hạt mãng cầu ta: trong nhân hạt mãng cầu ta có chứa độc tố glycerid, nếu cắn vỡ hạt thì độc tố này rất dễ phát huy tính bỏng cao, gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng bột hạt mãng cầu ta có thể gây tổn thương cho da và mắt. Vì vậy, nên tránh tự ý sử dụng hạt mãng cầu để thoa lên cơ thể.
Ăn phải mãng cầu ta có giòi: Ăn mãng cầu ta thường gặp trường hợp có giòi trong thịt quả (trứng côn trùng chui vào thịt quả, nở thành giòi) do màu thịt quả này khá giống với màu giòi nên khó nhận biết, bạn cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe như ngộ độc, nôn mửa, giun sán kí sinh
Tổng kết lại, quả mãng cầu ta thực sự là một loại thực phẩm đáng kể đối với sức khỏe của chúng ta. Chúng cung cấp một loạt các lợi ích từ việc làm đẹp da, bảo vệ hệ tiêu hóa, ổn định đường huyết … Hãy cân nhắc việc thêm mãng cầu vào chế độ ăn uống của bạn để tận hưởng tất cả những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe bạn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Dưa bở: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và cách ăn dưa bở tốt cho sức khoẻ
8 nguyên nhân gây trễ kinh 1 tuần và biện pháp khắc phục hiệu quả
10+ dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến nhất ở mẹ bầu
Lưu ngay 10+ cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà dành cho mọi chị em
10 thói quen đơn giản giúp chống lão hóa cho làn da
5 cách nhịn ăn gián đoạn giảm cân hiệu quả
10 cách giúp ngủ nhanh và ngon hơn