Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, đã có hàng trăm ngàn ca phơi nhiễm và 64 ca tử vong do bệnh dại. Vật nuôi, chó/mèo cắn, cào không chỉ gây bệnh dại cho người mà còn có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván, nhiều trường hợp người bị vật nuôi cắn/cào không tử vong vì bệnh dại nhưng lại tử vong do biến chứng của uốn ván. Vậy, bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Khi nào cần tiêm? Lịch tiêm như thế nào? Cần lưu ý điều gì sau khi tiêm uốn ván?
BS Bùi Thanh Phong - Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Sau khi bị chó cắn, rất cần thiết tiêm vắc xin uốn ván nếu vết thương sâu, nặng, được xác định là vết thương phân độ 3 trở lên và lịch sử chủng ngừa uốn ván của người bị cắn không rõ ràng hoặc chưa đủ 3 mũi trước đó. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, người bị cắn cần được thử phản ứng và tiêm huyết thanh uốn ván càng sớm càng tốt.”Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?
CÓ, RẤT CẦN THIẾT. Tuy nhiên, quyết định tiêm vắc xin uốn ván hay không phụ thuộc vào tình trạng vết thương, vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết cắn. Với những trường hợp vết thương độ 3 trở lên, vết cắn sâu, chảy máu nhiều, có nguy phơi nhiễm với trực khuẩn uốn ván có trong nước bọt của động vật, cần tiêm vắc xin uốn ván và có thể cần tiêm cả huyết thanh uốn ván.
Uốn ván trước đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực tiêm chủng, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát uốn ván sơ sinh từ năm 2005 và duy trì mức số ca mắc uốn ván ở mức an toàn, tỷ lệ 0,04/100.000 dân (1).
Tuy nhiên, gần đây, đã có một số ca mắc uốn ván được ghi nhận ở các bệnh viện trên toàn quốc. Trong số này, có không ít trường hợp bị mắc uốn ván do gặp vết thương từ động vật. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc cảnh giác và đề phòng khi tiếp xúc với các động vật có thể truyền nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Vì sao phải tiêm uốn ván sau khi bị chó cắn?
Virus dại có thể lây truyền từ các động vật có vú máu nóng như chó, mèo, chuột, dơi và nhiều loại động vật khác. Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong môi trường bên ngoài như đất, bụi bẩn, cống rãnh, phân người và phân súc vật. Nó có thể lây nhiễm qua mọi loại vết thương hở trên cơ thể con người. Đặc biệt, loài chó thường có thói quen đào bới đất cát và tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván, ngoài ra loài chuột cũng thường hoạt động trong môi trường cống rãnh bẩn, vì vậy có nguy cơ cao lây nhiễm uốn ván. Bệnh dại và uốn ván đều ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tổn thương nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao.
Tiêm phòng uốn ván sau khi bị chó cắn là một biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả. Khi bị cắn, trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nước bọt của chó và ủ bệnh trong 3 - 21 ngày, trung bình là 10 ngày mà không có triệu chứng rõ ràng. Dần dần, trực khuẩn sẽ tấn công hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng nguy hiểm như cứng cơ hàm, co giật, co thắt ở hầu họng và thanh quản. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh uốn ván có thể dẫn đến tử vong.
Lịch tiêm uốn ván sau khi bị chó cắn
Căn cứ vào mức độ vết thương, tiền sử tiêm ngừa uốn và tình trạng sức khỏe (suy giảm miễn dịch: ung thư, hóa/xạ trị, cắt lách, tiểu đường…) mà các bác sĩ tiêm chủng sẽ chỉ định tiêm vắc xin uốn ván. Cụ thể:
Lịch sử chủng ngừa uốn ván Thời gian liều cuối Tình trạng vết thương Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) < 3 mũi hoặc không rõ lịch sử chủng ngừa uốn ván Không rõ Bất kể tình trạng - Mũi 1: lần tiêm đầu tiên sau khi bị chó cắn- Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1
- Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 2
- Mũi nhắc: Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để bổ sung kháng thể
3 mũi < 5 năm Nhỏ và sạch Không cần tiêm vắc xin nếu đã tiêm đủ theo lịch Bẩn/nguy cơ Tiêm 01 mũi cách mũi trước đó ít nhất 6 tháng và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để bổ sung kháng thể Không cần tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT), chỉ tiêm SAT khi người bị chó cắn là bệnh nhân nhiễm HIV hoặc bị suy giảm miễn dịch. Từ 5 - 10 năm Nhỏ và sạch Tiêm 01 mũi cách mũi trước đó ít nhất 6 tháng và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để bổ sung kháng thểKhông cần tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT), chỉ tiêm SAT khi người bị chó cắn là bệnh nhân nhiễm HIV hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Bẩn/nguy cơ 10 năm Nhỏ và sạch Tiêm 01 mũi cách mũi trước đó ít nhất 6 tháng và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để bổ sung kháng thể. Bẩn/nguy cơ Tiêm 01 mũi cách mũi trước đó ít nhất 6 tháng và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để bổ sung kháng thể.Cần tiêm kèm SAT
Một số lưu ý sau tiêm vắc xin uốn ván
Để đảm bảo sức khỏe sau khi tiêm phòng uốn ván và giảm thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra sau vắc xin, có một số lưu ý sau:
- Tránh hoạt động vận động mạnh, như chạy, nhảy, tập thể dục cường độ cao trong vòng 24 giờ sau khi tiêm phòng. Điều này giúp tránh tình trạng căng thẳng, áp lực và giúp cơ thể hồi phục sau tiêm.
- Cần đảm bảo vết thương được vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Nên rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó che phủ cẩn thận nhưng vẫn đảm bảo vết thương được thông thoáng.
- Tránh sử dụng các chất có cồn như rượu, bia hoặc các chất kích thích khác trong thời gian tiêm phòng.
Ngoài ra, người tiêm cần được chăm sóc cẩn thận, khoa học để đảm bảo an toàn sức khỏe và tăng cường hiệu quả của vắc xin. Một số biện pháp có thể tham khảo gồm có:
- Sau khi tiêm phòng, cần ngồi lại cơ sở tiêm chủng để được các nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm, đồng thời nghỉ ngơi và thư giãn trong khoảng 30 phút để tránh tình trạng chóng mặt hoặc buồn nôn, giúp cơ thể lấy lại cân bằng sau tiêm.
- Sau khi tiêm, vị trí tiêm có thể bị sưng đau, vì thế nên tránh chạm vào vùng tiêm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Cơ thể có thể phản ứng sau tiêm phòng uốn ván như sưng đỏ, cảm giác khó chịu, chóng mặt hoặc sốt. Các phản ứng này là bình thường và sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và hỗ trợ. Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC luôn có sẵn hotline tư vấn trực tuyến kết nối với bác sĩ để tư vấn phản ứng nhanh tình trạng phản ứng sau tiêm. Liên hệ hotline của VNVC: 028.7102.6595.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể sau khi tiêm, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Việc bổ sung nước giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Vài ngày sau khi tiêm, cần kiểm tra lại vùng tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như sưng, đau, hoặc có mủ, hãy liên hệ với bác sĩ để được xem xét và điều trị kịp thời.
- Để đảm bảo hiệu quả của vắc xin, hãy tuân thủ lịch tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cơ quan y tế, ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và tiếp tục theo dõi các phản ứng tại nhà sau 24-48h. Tiêm mũi nhắc lại giúp củng cố hệ miễn dịch và duy trì khả năng phòng ngừa bệnh uốn ván.
Rất cần thiết xử lý vết thương và được bác sĩ thăm khám tình trạng vết cắn, khai thác tiền sử chủng ngừa để chỉ định chính xác xem bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không. Trong trường hợp người bị cắn chưa tiêm đủ 3 mũi uốn ván hoặc không rõ lịch sử chủng ngừa, bất kể tình trạng nào của vết thương, cần tiêm đầy đủ 3 mũi cơ bản và nhắc lại sau mỗi 10 năm. Trong trường hợp người bị cắn đã tiêm từ 3 mũi uốn ván trở lên với liều cuối cách thời điểm hiện tại dưới 5 năm và vết thương nhỏ, sạch, không cần tiêm uốn ván; nếu vết thương bẩn/nguy cơ, cần tiêm 1 mũi uốn ván và nhắc lại sau mỗi 10 năm. Nếu người bị cắn đã tiêm từ đủ 3 mũi uốn ván trở lên và mũi cuối cách 5 - 10 năm, cần tiêm 1 mũi uốn ván và nhắc lại sau mỗi 10 năm. Trong trường hợp người bị cắn đã tiêm từ đủ 3 mũi uốn ván trở lên và mũi cuối cách từ 10 năm trở lên, cần tiêm 1 mũi uốn ván và nhắc lại sau mỗi 10 năm, đồng thời tiêm kèm SAT.