Vạn Lý Trường Thành được xây dựng cách đây 2000 năm. Đây được coi là công trình vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, một kỳ quan nổi tiếng thế giới, một công trình quân sự có một không hai đối với mọi thời đại. Công trình vĩ đại này ẩn chứa nhiều điều thú vị, nhiều bí mật đang đón chờ khán giả khám phá trong bộ phim lịch sử cùng tên sẽ lên sóng TodayTV.
Vạn Lý Trường Thành ngày nay thật sự một bức tường lớn, dài khủng khiếp, cao trung bình 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m, Trường Thành này dài tới 6.352 km nhưng ít ai biết được rằng : ban đầu, dưới triều đại của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, Vạn lý trường thành chỉ là một con đường dài khoảng 700 km.
Những đoạn Trường Thành chính đầu tiên được Tần Thủy Hoàng cho xây dựng
Đoạn Trường Thành chính đầu tiên được Tần Thủy Hoàng cho xây dựng bằng cách ghép nối các đoạn thành nhỏ do các nước bại trận thời Chiến quốc xây nên. Mục đích là để ngăn chặn các đợt tấn công của những bộ tộc du mục phương Bắc, mối đe dọa lớn vào thời đó. Công trình này đã huy động đến 500 nghìn nhân công trong khi dân số toàn Trung Quốc lúc bấy giờ khoảng 20 triệu người. Có thể nói nó đã được xây dựng bằng chính xương máu của người dân thời bấy giờ. Bộ phim “Vạn Lý Trường Thành” do Trung Quốc sản xuất năm 2009 sẽ tái hiện lại giai đoạn lịch sử này.
Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, tướng Mông Điềm cố gắng dẹp bỏ tình trạng cướp bóc, trấn lột hoành hành khắp nơi nhưng không xuể. Quân đội chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh với phường thảo khấu cũng bởi đường xá chất lượng kém nên quân nhu, vũ khí không được chuyển tới kịp thời. Tướng Mông Điềm và Mông Nghị đề nghị vua Tần Thủy Hoàng xây dựng con đường nối từ Hàm Dương đến Tựu Viên (đây chính là đoạn trường thành phía bắc trong toàn thể bức công trình Vạn lý trường thành ngày nay). Nhiều cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra quanh dự án này. Lý Tư và Triệu Cao không có nhiều nhân công cũng như tài chính trong tay đã phản đối quyết liệt kế hoạch này. Họ dẫn ra ví dụ về việc xây Cung A Phòng và bảo tàng trên đỉnh Ly Sơn. Cuối cùng, Tần Thủy Hoàng đồng ý hoãn lại dự án Cung A Phòng để tập trung mọi nguồn lực cho công trình chưa từng có trong lịch sử: con đường ghi dấu ấn của triều đại nhà Tần.
Đội ngũ công nhân đã phải “bạt núi đồi, lấp thung lũng” để xây dựng một con đường thẳng tắp. Tần Thủy Hoàng giao cho Tướng Mông Điềm và Mông Nghị chỉ huy 300,000 quân cùng nguồn kinh phí và vật liệu dồi dào để thực hiện dự án. Tướng Mông Điềm trực tiếp giám sát dự án vĩ đại này. Về sau ông bị Triệu Cao mưu sát. Lý Tư cũng bị Triệu Cao khép tội làm phản dẫn đến cả gia tộc bị diệt vong.
Khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao làm giả di chiếu của Tần Thủy Hoàng buộc con trưởng Phù Tô phải tự sát để nhường ngôi cho con út là Hồ Hợi lên làm Nhị Thế Hoàng Đế. Vào năm thứ 3 Nhị thế, Triệu Cao ép Hồ Hợi tự sát nhằm mục đích nhăm nhe ngai vàng nhưng kế hoạch không thành. Triệu Cao đành đưa cháu trai của Tần Thủy Hoàng lên ngôi. Không lâu sau, người cháu này đã giết chết Triệu Cao và tế trước lăng mộ của anh em tướng Mông Điềm, Mông Nghị. Để tưởng nhớ hai vị tướng tài, khu lăng mộ được di dời đến sát con đường lịch sử do các ông xây dựng nên.