Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đều bị thế lực thực dân phương Tây xâm chiếm thuộc địa, Thái Lan là nước duy nhất vẫn giữ được hình thức độc lập. Vậy để tìm hiểu lý do Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?, Chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:
Giới thiệu sơ lược về đất nước Thái Lan
Thái Lan nằm ở vùng Đông Nam Á. Thái Lan giáp Lào và Myanma phía bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía đông, giáp vịnh Thái Lan và Malaysia phía nam, giáp Myanma và biển Andaman phía tây.Trải qua 800 năm lịch sử, Thái Lan tự hào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân hóa. Thái Lan có thể chế quân chủ nghị viện từ năm 1932. Người Thái có truyền thống tôn sùng hoàng gia nên Vua rất được tôn kính và sùng bái.
Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 23 tháng 6 năm 1939 khi nó được đổi thành Thái Lan. Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm, sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay. Từ “Thái” (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là “tự do”. Từ “Thái Lan” trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh “Thailand” (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và “Thailand” được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là “nước Thái”.
Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập bởi vì chính sách ngoại giao khôn khéo. Thái Lan đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp, cùng với đó là các chính sách ngoại giao vô cùng khéo léo, do đó Thái Lan còn giữ được chủ quyền.
- Thái Lan chủ động ngoại giao và buôn bán với các nước Phương Tây thông qua việc ký kết các hiệp ước. Nhờ đó Thái lan thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái lan đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Nhờ việc thực hiện các chính sách ngoại giao với các nước Phương Tây, Thái lan đã tiếp thu được nền khoa học kỹ thuật Phương Tây, mặt khác tránh được các cuộc đối đầu không cân sức với các nước Phương Tây.
- Việc Thái Lan giữ được nền độc lập nhờ sự đóng góp rất lớn của những vị vua cai trị đất nước, một số vị vua đã đặt nền tảng cho chính sách đối ngoại cân bằng ảnh hưởng giữa các nước Phương Tây và thực hiện các công cuộc cải cách như phong trào Âu hóa, ký kết các hiệp ước bất bình đẳng, sau khi xây dựng quan hệ bình đẳng với các nước Phương Tây các hiệp ước bất bình đẳng trước đó Thái Lan đã ký bị xóa bỏ.
- Thái Lan trở thành vùng đệm địa lý giữa các thế lực thực dân đứng đầu thế giới, vị trí vùng đệm cùng chính sách “ngoại giao cây sậy” mềm dẻo, linh hoạt đã giúp Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á duy nhất không bị xâm lược thuộc địa.
- Tham vọng trở thành cường quốc khu vực đã khiến Thái lan sớm tiếp cận với các nước Phương Tây, tận dụng sức mạnh của các nước Phương Tây để phát triển đất nước và duy trì nền độc lập dân tộc.
- Thái Lan đứng vững trước mưu đồ truyền giáo của các nước Phương Tây nhờ vai trò của vua trong đời sống tôn giáo của đất nước và nền tảng văn hóa phật giáo có chiều sâu.
Những nguyên nhân trên là yếu tố giúp cho Thái Lan giữ vững được hình thức độc lập khi đứng trước sự lăm le xâm chiếm của các nước Phương Tây.
Chính sách “Ngoại giao cây sậy” của Thái Lan
Giữa thế kỷ XIX Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước Phương Tây. Khi đó, về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Lúc này Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này. Nhờ sự may mắn đó và sự khôn khéo trong việc lợi dụng mâu thuẫn của Anh và Pháp Thái Lan vẫn giữ được độc lập trong tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai.
Nhờ việc ký hiệp ước hữu nghị, thương mại với Anh và Mỹ và hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909 Thái Lan thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành khu vực Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù giữ được vị thế độc lập, nhưng Thái Lan cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp.
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanma. Lợi dụng thế đang suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá phát triển Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Chính sách ngoại giao của Thái là “ngoại giao cây sậy”, tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu hỏi: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.